Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tài nguyên thiên nhiên gồm những gì? Thực trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên Việt Nam như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Oreka khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Tài nguyên thiên nhiên có phải là một trong những nguồn vốn tự nhiên hay không?
Theo Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên như sau:
Theo đó, các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn vốn tự nhiên, cụ thể các nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm: đất, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
Việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Vốn tự nhiên được kiểm kê, đánh giá phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo quy định của pháp luật;
- Nhà nước ưu tiên đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
- Nguồn thu từ vốn tự nhiên được ưu tiên tái đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên.
Các loại tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay gồm những gì?
Tài nguyên thiên nhiên là những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào tiêu chí phân loại.
Có thể chia các loại tài nguyên thiên nhiên theo hình dạng và tính chất của vật chất thành các loại sau:
Tài nguyên thiên nhiên là những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người, bao gồm:
Tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho con người các nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống, bao gồm:
- Thức ăn: Tài nguyên đất đai, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,... cung cấp cho con người các nguồn thực phẩm phong phú, đa dạng.
- Nước uống: Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, cần thiết cho sự sống của con người.
- Không khí: Không khí là môi trường sống của con người, cung cấp oxy cho hô hấp và loại bỏ các chất thải.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sống của con người.
Tài nguyên thiên nhiên cung cấp thức ăn cho con người
Vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, bao gồm:
- Nông nghiệp: Đất đai, nước, khí hậu,... là những tài nguyên quan trọng để phát triển nông nghiệp.
- Công nghiệp: Khoáng sản, năng lượng,... là những tài nguyên quan trọng để phát triển công nghiệp.
- Dịch vụ: Tài nguyên du lịch, tài nguyên văn hóa,... là những tài nguyên quan trọng để phát triển dịch vụ.
Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo
Các loại tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay gồm những gì? (hình từ Internet)
Các chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.
- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.
- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tài nguyên thiên nhiên là những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí). Tài nguyên môi trường, hay còn gọi là tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Tài nguyên thiên nhiên không bao gồm: các sản phẩm tái chế, các sản phẩm thuộc phân khúc rác thải, lương thực đã chế biến, các sản phẩm công-nông nghiệp như cá, tôm, nhựa, giấy, gạo, các sản phẩm từ ngành công nghiệp nói chung và ngành thời trang nói riêng.
Các loại tài nguyên thiên nhiên gồm: Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn,... Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản như dầu mỏ, than đá của một mỏ có thể bị cạn kiệt sau khi khai thác. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường và mất đi như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển, năng lượng nhiệt hạch, ...
Vai trò của tài nguyên thiên nhiên là gì?
Tài nguyên thiên nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội.
Thực trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt Nam hiện nay như thế nào?
Dưới đây là một vài dẫn chứng về hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam:
Nước ta có ¾ diện tích là rừng và đồi núi. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, tuy vậy mức độ bao phủ của rừng đang ngày sụt giảm do tình trạng khai thác rừng trái phép.
Theo thống kê của Tổng cục lâm nghiệp, năm 2021, tỷ lệ che phủ rừng ở Việt Nam đạt khoảng 46%, khá khiêm tốn so với kỳ vọng.
Trong những năm trở lại đây, diện tích rừng tự nhiên tại nước ta đang sụt giảm nhanh chóng, bình quân 2.500 ha rừng mỗi năm. Trong năm 2021, theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
Một trong những điểm nóng của nạn phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản trái phép là tại khu vực Tây Nguyên.
Diện tích rừng phòng hộ thu hẹp, trong khi đó, rừng sản xuất ngày càng tăng. Nạn phá rừng đang diễn biến phức tạp khiến rừng phòng hộ đang suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng.
Tài nguyên khoáng sản hiện đang bị khai thác một cách quá mức, điều này không chỉ làm suy cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho môi trường.
Nước ta có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, cả nước hiện có hơn 1000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác như than đá, sắt, titan, đá xây dựng, v.v. Tuy vậy, đánh giá về tiềm năng, các nhà khoa học cho rằng nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng trữ lượng không nhiều, nằm trong danh mục hữu hạn, một phần còn lại rất nhỏ để tái tạo.
Bên cạnh đó, công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản hiện chưa chặt chẽ dẫn đến việc khai thác và sử dụng thiếu quy hoạch; thất thoát tài nguyên, cũng như gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo đó, nếu giữ tốc độ khai thác và tiêu thụ dầu như hiện tại, lượng trữ dầu trên toàn cầu chỉ có thể đủ cung cấp trong vòng 30-40 năm nữa, bởi đây là một nguồn năng lượng không thể tái tạo.
Mặc dù đây là tài nguyên có thể tái sử dụng, tuy nhiên, việc khai thác thiếu hợp lý đang gây ra nhiều vấn đề cho môi trường đất, nhiều diện tích đất bị thoái hóa. Thực trạng phá rừng bừa bãi làm gia tăng diện tích đất bị xói mòn, rửa trôi, gây sạt lở, v.v.
Bên cạnh đó, các hoạt động canh tác nông nghiệp thiếu bền vững cũng đang làm suy giảm chất lượng đất. Chẳng hạn như việc sử dụng quá mức thuốc và phân bón hóa học khiến đất bị bạc màu, oxy hóa, mất đi đặc tính sinh học và dưỡng chất của mình.
Vấn đề môi trường biển cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Thực trạng vứt rác bừa bãi, khai thác thủy hải sản quá mức, v.v, đang gây ra nhiều tác động tiêu cực cho tài nguyên biển. Theo đó, nhiều loài động thực vật biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trước những hệ quả từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Sản lượng cá suy giảm, các rạn san hô có nguy cơ biến mất do tác động của thực trạng axit hóa đại dương.