Tiêm Mũi Viêm Não Nhật Bản Cách Nhau Bao Lâu

Tiêm Mũi Viêm Não Nhật Bản Cách Nhau Bao Lâu

Mặc dù nguy hiểm, viêm não Nhật Bản hoàn toàn có thể được dự phòng bằng vắc xin. Vậy, vắc xin viêm não nhật bản tiêm bao nhiêu mũi thì chuẩn? Câu trả lời chính xác phụ thuộc loại vắc xin viêm não Nhật Bản bạn lựa chọn. Đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bạn nhé!

Mấy tháng tiêm viêm não Nhật Bản là tốt nhất?

Trẻ từ 2 - 6 tuổi có nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản cao nhất. Do đó, để tạo miễn dịch phòng bệnh tốt trước độ tuổi này, phụ huynh nên bắt đầu tiêm cho trẻ mũi đầu tiên khi trẻ đủ 12 tháng tuổi và tuân thủ phác đồ tiêm các mũi tiếp theo để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Xem ngay: Virus nào gây bệnh viêm não Nhật Bản?

Chống chỉ định tiêm viêm não Nhật Bản

Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản chống chỉ định trên các đối tượng sau:

Có những loại vắc xin viêm não Nhật Bản gì?

Hiện tại, ở Việt Nam, có 2 loại vắc xin viêm não Nhật Bản đang lưu hành, là Imojev và Jevax. Trong đó:

– Imojev: Là vắc xin thế hệ mới, tạo miễn dịch nhanh và bền vững, có thể được chỉ định cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người trưởng thành. Imojev được sản xuất bởi một trong những hãng dược phẩm hàng đầu thế giới – Sanofi Pasteur (Pháp).

Imojev được sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp).

– Jevax: Là vắc xin có thể được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người trưởng thành, được sản xuất bởi Vabiotech (Việt Nam).

Đều đã được nghiên cứu – thử nghiệm nghiêm ngặt và đều đã được cấp phép sử dụng rộng rãi, dù lựa chọn Imojev hay Jevax, bạn cũng được bảo vệ hiệu quả một cách an toàn trước viêm não Nhật Bản.

Nếu lựa chọn Imojev, bạn cần tiêm 2 mũi, theo phác đồ:

– Lịch tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 năm.

Nếu lựa chọn Jevax, bạn cần tiêm nhiều mũi, theo phác đồ:

– Lịch tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 1 – 2 tuần. Mũi 3 và mũi 2 cách nhau tối thiểu 1 năm. Các mũi còn lại, cách mũi 3 và cách nhau 3 năm.

– Liều dùng: 0,5ml với đối tượng dưới 3 tuổi và 1ml với đối tượng trên 3 tuổi.

Nếu chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi (bao gồm cả Jevax và Imojev):

– Trường hợp đã tiêm 1 mũi Jevax, tiêm thêm 2 mũi Imojev theo phác đồ: Mũi 1 cách mũi Jevax ít nhất 2 tuần. Mũi 2 Imojev cách mũi 1 Imojev ít nhất 1 năm.

– Nếu đã tiêm 2 mũi Jevax, tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 2 Jevax tối thiểu 1 năm.

– Nếu đã tiêm 3 mũi Jevax, tiêm thêm 1 mũi Imojev, cách mũi 3 Jevax tối thiểu 1 năm.

Nếu chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi

Sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản, dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ, bạn cũng cần theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và 48 giờ tại nhà (đặc biệt là ban đêm). Nếu: Sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), ớn lạnh; hơi đau, hơi ngứa, hơi nóng tại vị trí tiêm,…, đừng lo lắng, đó là những biểu hiện bình thường. Nếu: Sốt cao (trên 39 độ C), co giật, li bì, lơ mơ; khó thở; thở nhanh và nông, thở rít, da tím tái; phát ban, sưng môi, sưng mí mắt; nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội;…, bạn nên đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Như vậy, vắc xin viêm não Nhật Bản có thể tiêm 2 hoặc nhiều mũi, tương ứng với việc bạn lựa chọn Imojev hay Jevax. Trường hợp chuyển đổi từ Jevax sang Imojev, bạn cần tiêm tất cả 3 – 4 mũi. Liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng ngay, nếu bạn vẫn còn thắc mắc.

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh rất nguy hiểm, không có triệu chứng rõ ràng khi ủ bệnh, thời gian diễn biến nhanh, 1 tuần kể từ khi phát bệnh đã có thể gây tử vong cho trẻ. Đa số trẻ qua khỏi phải chịu các biến chứng nghiêm trọng như rối loạn tâm thần, bại liệt, mất khả năng ngôn ngữ, vv. Do đó, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ là điều cực kỳ thiết yếu.

Cơ bản về viêm não Nhật Bản

Để hiểu về vắc xin viêm não Nhật Bản, bạn không thể không hiểu về bệnh truyền nhiễm này. Theo đó, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính được xác định khi hệ thần kinh trung ương của chúng ta nhiễm trùng nghiêm trọng. Sự nhiễm trùng này phát sinh do hoạt động của virus viêm não Nhật Bản (JEV). Được biết, virus viêm não Nhật Bản (JEV) thuộc nhóm Arbovirus, họ Togaviridae, giống Flavivirus, có liên quan đến một bệnh truyền nhiễm cấp tính khác cũng rất nguy hiểm và phổ biến, là sốt xuất huyết. Virus viêm não Nhật Bản chịu nhiệt kém, ở nhiệt độ 56 độ C và 100 độ C, chúng lần lượt bất hoạt sau 30 phút và 2 phút.

Viêm não Nhật Bản phát sinh do virus JEV

Viêm não Nhật Bản có nguồn bệnh tự nhiên chủ yếu là gia súc/gia cầm (điển hình như các loài chim hoang dã, lợn) và có trung gian truyền bệnh là muỗi Culex (muỗi ruộng). Như vậy, chúng ta có thể mắc viêm não Nhật Bản, nếu bị đốt bởi muỗi Culex đã đốt gia súc/gia cầm nhiễm virus viêm não Nhật Bản.

Bởi hệ thần kinh trung ương là “sở chỉ huy” của mọi hoạt động sống, điều trị viêm não Nhật Bản là rất phức tạp. Để nói về sự nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm cấp tính này, chia sẻ những số liệu sau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cách trực quan nhất:

– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản tử vong: Trung bình khoảng 30% (25 – 35%).

– Tỷ lệ bệnh nhân viêm não Nhật Bản phải sống với những di chứng trọn đời: Trung bình khoảng 50%.

Để lại di chứng trọn đời là một chuyện, để lại di chứng trọn đời nặng nề lại là một chuyện khác. Di chứng của viêm não Nhật Bản chủ yếu liên quan đến hệ thần kinh trung ương, như: Rối loạn tâm thần, động kinh, bại liệt,… Sống với những di chứng này, bệnh nhân viêm não Nhật Bản chỉ còn ít hoặc không còn khả năng lao động và chắc chắn sẽ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Ngoài những di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, viêm não Nhật Bản còn có thể khiến bệnh nhân: Viêm phế quản – viêm phổi, viêm bể thận – viêm bàng quang, rối loạn chuyển hóa,… Mặc dù ít tai hại hơn di chứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương, những di chứng này cũng ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân viêm não Nhật Bản.

Vì sao phải tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ?

Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus JEV (Japanese Encephalitis Virus) được tìm thấy ở các loài động vật hoang dã hoặc gia súc và thường lây cho người qua vật chủ trung gian là muỗi mà chủ yếu là muỗi Culex Vishnui và Culex Tritaeniorhynchus. Bệnh xảy ra cao điểm nhất vào mùa hè, nhiều nhất trên đối tượng trẻ dưới 15 tuổi với tỷ lệ tử vong cao 25-35%.

Viêm não Nhật Bản trong thời gian ủ bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao 39 - 40 độ C kèm theo đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Trong khi đó, lại diễn biến rất nhanh trong 1-2 ngày đầu đã gây cứng gáy, rối loạn vận động nhãn cầu, lú lẫn hoặc mất ý thức, 5-6 ngày tiếp theo đã có thể gây hôn mê sâu, co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Trong quá trình điều trị, viêm não Nhật Bản có thể xuất hiện các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm bể thận, viêm bàng quang, loét và viêm tĩnh mạch. Nếu may mắn qua khỏi, trẻ có thể mắc phải các di chứng rất nặng nề như rối loạn tâm thần, rối loạn vận động, giảm khả năng giao tiếp, giảm trí nhớ nghiêm trọng, liệt nửa người, múa giật, động kinh, nghe kém, điếc. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý tiêm phòng viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ để trẻ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Xem ngay: Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não Nhật Bản