Công Ty TNHH Phát Triển Việt Quốc Tế chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 10 năm 2014.
Định hình tương lai cho lao động bằng giáo dục
Không sợ hãi trước sự thay đổi cũng chính là điều Đại học Fulbright Việt Nam luôn trang bị cho sinh viên của mình trong chương trình đào tạo. Công nghệ phát triển nhanh chóng, sự xuất hiện của AI… đang làm thay đổi diện mạo của thị trường lao động. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong 5 năm tới sẽ có 1/3 công việc thay đổi. Ước tính 5 năm tới có khoảng 83 triệu việc làm có thể bị mất đi do nhu cầu lao động trong một số lĩnh vực thay đổi, đồng thời cũng sẽ có 69 triệu việc làm mới được tạo ra dưới tác động của công nghệ và các xu hướng xã hội. Tương lai thế giới sẽ biến động một cách không thể lường trước được. Và để đào tạo thế hệ lao động đáp ứng cho tương lai này là nhiệm vụ của một trường đại học.
Giáo dục khai phóng được Đại học Fulbright Việt Nam xem là chìa khóa để thực hiện nhiệm vụ này
Ngay khi bước vào trường, sinh viên sẽ tham gia Chương trình Cầu nối là khóa học hè chuyên sâu tự chọn, diễn ra trong 6 tuần, giúp trang bị cho tân sinh viên Fulbright những kỹ năng học thuật và ngôn ngữ cần thiết để chuẩn bị cho một khởi đầu vững vàng. Tiếp theo đó là Chương trình Đào tạo Nền tảng gồm chuỗi 5 khóa học đổi mới với các môn học liên ngành, tạo dựng nền tảng kỹ năng học thuật vững chắc, phát triển ý thức tự học và khám phá những đam mê tri thức mới cũng như bồi đắp cho văn hóa tri thức của Fulbright. Sau khi hoàn thành chương trình nền tảng trong hai năm học đầu tiên, sinh viên sẽ được chọn 8 môn Khám phá thuộc 4 lĩnh vực nghiên cứu khác nhau để có cơ hội tiếp xúc thêm với đa dạng các phương thức tư duy, bắt đầu tìm hiểu ngành tiềm năng với các môn học Khám phá thuộc 4 lĩnh vực: Nghệ thuật và Nhân văn, Khoa học Xã hội, Khoa học và Kỹ thuật, Toán và Máy tính.
Sinh viên Fulbright thử sức với các bài tập digital marketing trong các buổi hackathon cùng TS Willem Smit
Sau quá trình tìm hiểu, khám phá tiềm năng và đam mê học thuật của bản thân trong hai năm học đầu tiên, các ngành học của Fulbright mang đến cơ hội nghiên cứu sâu hơn vào một môn học cụ thể. Các ngành học dựa trên nền tảng đào tạo kỹ năng và tư duy phản biện nghiêm khắc, tạo nên sự linh hoạt và khả năng thích ứng cao với thế giới phát triển không ngừng.
Phát biểu tại lễ tốt nghiệp vừa qua, tiến sĩ Scott Fritzen, Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng chúng ta đang sống trong thời đại của những sự sợ hãi, có thể dưới dạng một nỗi lo lắng, một cảm giác rằng thế giới bất ổn định và tiềm ẩn những sự thay đổi có thể chính mỗi người cũng không thể hình dung trước. Bản chất của một nền giáo dục khai phóng đích thực là mở rộng khả năng phản ứng khôn ngoan trước nỗi sợ hãi của mỗi người. Môi trường đại học sẽ giúp sinh viên rèn luyện được tinh thần không sợ hãi trước những thay đổi. Và Fulbright sẽ là nơi hình thành một lực lượng lao động linh hoạt, luôn sẵn sàng cho tương lai biến động.
Câu chuyện Pandora kể về một công ty có thương hiệu và các sản phẩm đặc biệt, chỉ trong vài năm đã có một hành trình đột phá từ nhà kim hoàn địa phương của Đan Mạch trở thành công ty trang sức quốc tế hàng đầu thế giới, với hệ thống bán hàng trên hơn 100 quốc gia.
Hành trình bắt đầu từ khoảng 30 năm trước. Năm 1982, cửa hàng trang sức tại vùng ngoại ô nhỏ bé ở Copenhagen, Đan Mạch là nơi hai vợ chồng kim hoàn Per Enevoldsen và Winnie sáng tạo nên những thiết kế đầu tiên.
Ngay từ những ngày đầu, họ đã thường xuyên đến Thái Lan tìm kiếm đồ trang sức để nhập khẩu. Khi nhu cầu về các sản phẩm tăng lên, sự tập trung dần chuyển sang hình thức bán sỉ [HTMH1] cho các khách hàng ở Đan Mạch.
Năm 1987, sau nhiều năm thành công với tư cách là nhà bán sỉ, các hoạt động bán lẻ cũng ngừng lại và công ty chuyển sang các cơ sở lớn hơn. Cùng lúc đó, nhà thiết kế chuyên biệt nội bộ đầu tiên đã gia nhập công ty và Pandora bắt đầu tập trung vào việc sáng tạo những thiết kế trang sức độc đáo của riêng mình. Năm 1989, công ty quyết định bắt đầu sản xuất sản phẩm trang sức của mình tại Thái Lan.
2000-2009: Xây dựng đế chế quốc tế
Năm 2000, mẫu vòng tay Pandora kết hợp với các viên charm lần đầu tiên được ra mắt tại thị trường Đan Mạch. Sản phẩm này nhanh chóng được đón nhận rộng rãi trên thế giới. Trong những năm tiếp theo, do nhu cầu ngày càng tăng và được yêu thích, công ty bắt đầu mở rộng ra quốc tế, thâm nhập vào các thị trường mới như Hoa Kỳ vào năm 2003, Đức và Úc vào năm 2004.
Tiếp đến, Pandora nhanh chóng mở rộng thị trường từ mô hình kinh tế Scandinavia sang nền tảng tiếp thị và bán hàng quốc tế chủ yếu được thực hiện bởi các nhà phân phối bên thứ ba và sự thúc đẩy gia tăng sản xuất mạnh mẽ ở Thái Lan.
Để nâng cao năng lực sản xuất của mình, Pandora đã mở một cơ sở sản xuất quy mô lớn ở Thái Lan vào năm 2005. Nơi đây vẫn là một phần trung tâm của cơ sở hạ tầng và sản xuất hiện tại. Vào tháng 8 năm 2008, cơ sở sản xuất thứ hai đã được mở trong cùng khu vực. Sau đó vào năm 2010, cơ sở thứ ba và thứ tư của Pandora trong cùng khu vực cũng được hình thành, củng cố hơn nữa hạ tầng sản xuất độc đáo của doanh nghiệp.
Pandora vận hành và quản lý mô hình kinh doanh tích hợp theo chiều dọc từ thiết kế và sản xuất nội bộ đến tiếp thị toàn cầu và phân phối trực tiếp ở hầu hết các thị trường. Các sản phẩm được bán tại hơn 100 quốc gia trên sáu lục địa thông qua hơn 7.800 điểm bán hàng, bao gồm khoảng 2400 cửa hàng độc lập.
Sứ mệnh của Pandora – hôm nay và tương lai - là mang đến cho phụ nữ trên toàn thế giới những sản phẩm trang sức chất lượng cao, hoàn thiện tinh xảo bằng tay, hiện đại và chân thực với giá cả phải chăng, từ đó truyền cảm hứng cho phụ nữ thể hiện cá tính riêng của mình. Tất cả phụ nữ đều có những câu chuyện riêng để kể và những khoảnh khắc đặc biệt chính là những cột mốc tạo nên con người của họ.
Vì vậy, chúng tôi tôn vinh những khoảnh khắc này.
Vì vậy, chúng tôi tin rằng những khoảnh khắc này là kỷ niệm không thể nào quên.
Như chính câu chuyện hành trình của Pandora.