Hiện nay, chứng chỉ tiếng Đức đang dần phổ biến bởi các cơ hội du học, du học nghề, và việc làm tại Cộng hòa liên bang Đức đầy hấp dẫn. Chính vì vậy, các kỳ thi cung cấp chứng chỉ để đánh giá trình độ tiếng Đức hiện nay cũng rất đa dạng. Để có thể chuẩn bị tốt hơn cho dự định sắp tới của bạn, hôm nay, Việt Đức IPI gửi đến bạn bài viết phân loại các chứng chỉ tiếng Đức cũng như các cấp trình độ tiếng Đức nhé. Cùng tìm hiểu ngày thôi!
Chứng chỉ tiếng Đức từ Viện Goethe (Goethe-Institut Zertifikat):
Goethe-Institut là một tổ chức học thuật được tài trợ một phần bởi chính phủ Cộng hòa liên bang Đức. Tính đến nay, Viện Goethe đã có khoảng 159 cơ sở được đặt tại 98 quốc gia trên khắp thế giới, với nhiệm vụ quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Đức.
Viện Goethe đã tổ chức các cuộc thi đánh giá năng lực tiếng Đức với trình độ kéo dài từ A1 đến C1 theo chuẩn khung đánh giá châu Âu về ngôn ngữ (CEFR – Common European Framework of Reference of Languages).
Bạn có thể tham gia kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Đức tại bất kỳ địa điểm Viện Goethe nào hoặc tại các đối tác được cấp phép tổ chức thi của Viện. Chứng chỉ tiếng Đức của Viện Goethe (Goethe-Institut Zertifikat) được chứng nhận trên toàn thế giới và có thể dùng để xin visa, thẻ xanh, hoặc là chứng chỉ xác nhận yêu cầu về trình độ tiếng Đức khi đăng ký chương trình học đại học hoặc du học nghề.
Chứng chỉ tiếng Đức TELC (The European Language Certificates):
TELC (The European Language Certificates) cung cấp các kỳ thi chứng chỉ tiếng cho 10 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Đức. TELC có hơn 2000 trung tâm khảo thí tại hơn 20 quốc gia trên toàn thế giới. Chứng chỉ TELC tiêu chuẩn theo chuẩn khung đánh giá châu Âu về ngôn ngữ (CEFR – Common European Framework of Reference of Languages).
Tuy nhiên, TELC cũng tổ chức các kỳ thi khác với các chứng chỉ phù hợp với từng nhu cầu của ứng viên như chứng chỉ ngôn ngữ giao tiếp doanh nghiệp, chứng chỉ ngôn ngữ cho khối ngành y tế như y tá, điều dưỡng, người chăm sóc bệnh tại nhà, và cả những chứng chỉ phục vụ cho việc đăng ký chương trình đại học.
Các chứng chỉ tiếng Đức của TELC được công nhận trên toàn thế giới và có thể được sử dụng cho việc xin visa, thẻ xanh, hoặc là chứng chỉ xác nhận yêu cầu về trình độ tiếng Đức khi đăng ký chương trình học đại học hoặc du học nghề.
Chứng chỉ tiếng Đức DSD (Deutsches Sprachdiplom der Kultusministerkonferenz):
DSD là chứng chỉ tiếng Đức với các cấp độ khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau. Đây là kỳ thi được Bộ Văn hóa và Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức lập ra để đánh giá trình độ tiếng Đức của các thí sinh nước ngoài tại một cơ sở giáo dục được đặt tại nước ngoài. Các cơ sở giáo dục này chịu sự giám sát bởi Ủy ban Giáo dục Phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA).
Để tham gia kỳ thi DSD, thí sinh bắt buộc phải tham gia theo học và thi tại cơ sở được chấp nhận bởi ZfA. Ngoài ra, giáo viên đứng lớp phải được đào tạo và bồi dưỡng theo tiêu chuẩn DSD. Tại Việt Nam hiện nay chỉ có trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ Hà Nội và trường THPT Việt – Đức là đủ điều kiện giảng dạy và tổ chức các kỳ khảo thí.
Các trình độ DSD được phân chia như sau:
DSD-I tương đương trình độ B1 theo khung CEFR, là chứng chỉ tiếng Đức dành cho học sinh từ 14 đến 16 tuổi có nguyện vọng tham gia học tại một trường dự bị tại Cộng hòa Liên bang Đức (Studienkolleg).
DSD-I PRO tương đương trình độ B1 theo khung CEFR, là chứng chỉ tiếng Đức dành cho học sinh từ 16 tuổi trở lên có nguyện vọng tham gia chương trình Du học nghề tại Cộng hòa Liên bang Đức.
DSD-II tương đương trình độ từ B2 và C1 theo khung CEFR, là chứng chỉ tiếng Đức dành cho học sinh từ 16 tuổi đến 18 tuổi có nguyện vọng tham gia theo học tại trường Đại học tại Đức.
Chứng chỉ tiếng Đức TestDaF (Test Deutsch als Fremdsprache):
TestDaF là chứng chỉ tiếng Đức dành cho những người không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Đức, đặc biệt dành cho đối tượng muốn theo học hoặc làm việc tại Cộng hòa Liên bang Đức. TestDaF có mặt tại 95 quốc gia trên toàn thế giới với khoảng 170 cơ sở khảo thí chỉ tính riêng ở Cộng hòa Liên bang Đức.
TestDaF bao gồm 4 nội dung thi: đọc hiểu văn bản, thi vấn đáp, viết, và nói. TestDaF có 3 cấp độ trải dài từ 3 đến 4, cụ thể là TestDaF 3, TestDaF 4, và TestDaF 5, tương đương với trình độ B2 – C1 theo khung CEFR. Thông thường, thí sinh cần đạt được TestDaF 4 để có thể tham gia ứng tuyển vào các trường đại học tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Chứng chỉ tiếng Đức ÖSD (Österreichisches Sprachdiplom Deutsch):
ÖSD là một tổ chức phi lợi nhuận được công nhận với vai trò tổ chức các cuộc thi đánh giá trình độ tiếng Đức trên toàn thế giới. Chứng chỉ do ÖSD cấp kéo dài từ A1 đến C1 và theo chuẩn khung CEFR. Hiện nay ở Việt Nam, bạn có thể đăng ký tham gia kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Đức của ÖSD tại trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM.
Chứng chỉ tiếng Đức ÖSD có thể được dùng để đăng ký tham gia các chương trình học thuật tại Cộng hòa Liên bang Đức.
Trình độ tiếng Đức được chia thành 3 cấp độ chính: A-levels, B-levels, và C-levels.
Ở cấp độ A-levels, các thí sinh đạt được trình độ này được xếp vào nhóm Beginner Users, tức là những người có khả năng sử dụng tiếng Đức ở mức cơ bản. Cấp độ A-levels gồm 2 trình độ chính là A1 và A2.
Ở cấp độ B-levels, các thí sinh đạt được trình độ này được xếp vào nhóm Intermediate Users, tức là những người có khả năng sử dụng tiếng Đức tốt. Cấp độ B-levels cũng có 2 trình độ là B1 và B2.
Ở cấp độ C-levels, các thí sinh đạt được trình độ này được xếp vào nhóm Proficient Users, tức là những người hiểu và có khả năng sử dụng tiếng Đức thành thạo. C-levels cũng chia ra 2 cấp độ là C1 và C2.
Cùng Việt Đức IPI tìm hiểu sâu hơn về từng trình độ trên nhé!
Đây là trình độ thấp nhất trong thang đánh giá trình độ tiếng Đức của người nước ngoài. Ở trình độ này, người học được yêu cầu có khả năng để giao tiếp các vấn đề liên quan đến bản thân như tên, tuổi, nơi ở, nơi sinh ra, nghề nghiệp…, hoặc các hoạt động trong ngày. Các câu trả lời thường ngắn gọn, đi vào trọng tâm vấn đề, thể hiện rõ nhu cầu của bản thân.
Trình độ tiếng Đức A2 nhìn chung vẫn tương tự trình độ tiếng Đức A1, tuy nhiên có sự mở rộng thêm về các tương tác và tình huống xã hội như đặt lịch hẹn, nói về sở thích tiêu dùng, loại phương tiện giao thông hay sử dụng,… Ở trình độ này, người học cần biết cách thêm thắt các câu phức để các câu trả lời được kéo dài hơn và có nội dung hơn.
Trình độ tiếng Đức B1 vẫn giữ nguyên khung sườn như trình độ tiếng Đức A2 nhưng được mở rộng thêm ở tiêu chí giao tiếp được bằng tiếng Đức với độ dài và khoảng thời gian nhất định nhưng vẫn có tính mạch lạc và liên kết. Ngoài phải giải quyết yêu cầu của đề về các tình huống thường ngày, người học cũng cần phải thể hiện được quan điểm cá nhân hoặc ý kiến phản bác tình huống đó. Nội dung thường xuất hiện ở trình độ tiếng Đức B1 là ước mơ, dự định tương lại, công việc,…
Ở trình độ này, người học cần có khả năng phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, có khả năng đọc hiểu các đoạn văn khó và dài. Từ đó đưa ra ý kiến, đánh giá theo hiểu biết của bản thân hoặc bảo vệ được luận điểm của mình. Để đạt được trình độ tiếng Đức B2, người học cần phải có khả năng sử dụng tiếng Đức thành thạo để đánh giá và phân tích mọi vấn đề theo cả hướng lợi và hại.
Ở trình độ tiếng Đức C1, người học không chỉ hiểu được ngôn ngữ trên mặt chữ mà còn phải nhận biết được các hàm ý và ẩn ý bên trong câu từ được sử dụng trong các đoạn văn. Ngoài ra, người học vẫn cần phải duy trì và thể hiện tốt hơn khả năng phân tích vấn đề và đưa ra ý kiến của bản thân bằng tiếng Đức. Trình độ này yêu cầu khả năng sử dụng các liên từ và các công cụ nối câu khi nói và viết một cách tự nhiên và thuần thục để mở rộng câu văn.
Đây là trình độ tiếng Đức cao nhất mà người học có thể nhận được thông qua việc tham gia một trong sáu kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Đức được nêu trên. Ở trình độ này, người học cần thể hiện khả năng sử dụng tiếng Đức lưu loát và tự nhiên, có thể đọc, nghe và hiểu các văn bản, đề tài phức tạp một cách dễ dàng. Từ đó, người học có thể đưa ra ý kiến với các tone giọng, các từ ngữ khác nhau phù hợp trong từng ngữ cảnh.
Ở thời điểm hiện tại có 6 loại chứng chỉ tiếng Đức phổ biến được đa số các cơ sở Giáo dục và các cơ quan tại Cộng hòa Liên bang Đức công nhận, bao gồm các trình độ A1, A2, B1, B2, C1, và C2. Tùy vào từng nhu cầu của mỗi cá nhân mà có thể lựa chọn chứng chỉ và trình độ phù hợp để tham gia khảo thí.
Tuy nhiên, với chương trình du học nghề và chương trình dự bị đại học, chứng chỉ tiếng Đức với trình độ B1 là yêu cầu thấp nhất người học cần đạt được để tham gia các chương trình này. Đối với các chương trình đại học hoặc sau đại học thì chứng chỉ tiếng Đức C1 là cần thiết để có thể đăng ký ứng tuyển. Hiện tại, Việt Đức IPI có các chương trình đào tạo tiếng Đức trọn gói từ A1 đến B1 và luyện thi để chuẩn bị hành trang cho các bạn đang có ý định tham gia chương trình Du học nghề tại Cộng hòa Liên bang Đức. Tìm hiểu thêm tại đây.
Tham khảo lộ trình và học phí du học nghề Đức tại đây: Chương trình du học nghề Đức