Giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 1ha đất là tổng giá trị các sản phẩm: nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, sản phẩm phụ); lâm nghiệp và thủy sản thu hoạch trên 1 ha đất trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm cả sản phẩm bán ra và không bán ra.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 tăng 2,5% so với năm 2020
Sáng ngày 14/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2022; ký giao ước thi đua năm 2022. Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Đồng chí Lại Văn Hoàn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Năm 2021, ngành nông nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch công tác trong điều kiện có nhiều thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động ban hành kế hoạch triển khai và xây dựng phương án tăng trưởng, đề ra các giải pháp thực hiện cho từng lĩnh vực, chủ động tham mưu, đề xuất các chủ trương, giải pháp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Kết quả, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra như: giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 đạt 28.412 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm 2020; có 11 xã được công nhận đạt tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, nâng tổng số xã trong toàn tỉnh được công nhận đạt tiêu chí xã NTM nâng cao lên 15 xã. Đang hoàn thiện các bước để đánh giá, phân hạng 47 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Công tác cải cách hành chính được thực hiện tích cực, tỷ lệ ký số văn bản đạt trên 96%, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 100%. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng 9 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, bước đầu các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2,1 - 2,9 lần so với canh tác truyền thống.
Năm 2022, toàn ngành tập trung thực hiện quyết liệt cơ cấu lại theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,3% trở lên so với năm 2021; năng suất lúa đạt trên 13 tấn/ha/năm, sản lượng lương thực ước đạt 945.000 tấn; số xã đạt tiêu chí xã NTM nâng cao trong năm đạt 10 xã trở lên.
Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, năm 2022 ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương triển khai nhân rộng 9 mô hình phát triển nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhằm tạo các vùng sản xuất hàng hóa lớn, thu hút doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp. Thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch, đề án mà ngành tham mưu cho tỉnh: kế hoạch cơ cấu lại ngành, Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 4/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng NTM, coi trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở những nội dung được gợi mở tại hội thảo quốc tế nông nghiệp vừa qua, ngành nông nghiệp đề xuất những vấn đề, định hướng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian tới của tỉnh, cụ thể hóa thành các chương trình, đề án triển khai thực hiện bảo đảm phù hợp, phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Thời gian tới, ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng sản xuất quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, lấy thị trường làm cơ sở để định hướng cho sản xuất và tham gia tích cực vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế. Tập trung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đi vào thực chất, không chạy theo phát triển hạ tầng, tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân nông thôn; thực hiện hiệu quả, sáng tạo chương trình “Thắp sáng đường quê”, mỗi xã một sản phẩm.
Các đơn vị trong ngành ký kết giao ước thi đua năm 2022.
Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết giao ước thi đua năm 2022 giữa các đơn vị trong ngành.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, hầu hết các nhóm lĩnh vực đều tăng trưởng dương.
Đóng góp vào kết quả trên, có 7 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.
Cụ thể, cà phê đạt 3,22 tỷ USD, cao su đạt 1,1 tỷ USD, gạo đạt 2,98 tỷ USD, rau quả đạt 3,43 tỷ USD, hạt điều đạt 1,92 tỷ USD, tôm đạt 1,63 tỷ USD, sản phẩm gỗ đạt 4,99 tỷ USD.
Trong đó, gạo và hạt điều là 2 sản phẩm tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 4,68 triệu tấn (tăng 10,4%), giá trị tăng 32%; hạt điều đạt 350.000 tấn (tăng 24,9%), giá trị tăng 17,4%.
Riêng mặt hàng cà phê, tuy khối lượng đạt 902.000 tấn (giảm 10,5%) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 50,4% nên giá trị xuất khẩu tăng đạt 3,22 tỷ USD (34,6%).
Việc đạt được kim ngạch hơn 3 tỷ USD chỉ trong nửa năm là kỷ lục trong lịch sử của ngành hàng này. Bởi đây cũng là con số tương đương với kim ngạch xuất khẩu các loại cà phê của cả năm 2021.
Cà phê của Việt Nam hiện được hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đặt mua. Trong tháng 5/2024, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang phần lớn các thị trường truyền thống và tiềm năng đều giảm, trừ Trung Quốc.
Tính chung đến hết ngày 15/6, Việt Nam đã giảm xuất khẩu cà phê sang các nước như: Đức, Ý, Mỹ, Nga. Ngược lại, tăng xuất khẩu sang những thị trường như: Tây Ban Nha, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Hà Lan và Trung Quốc.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm vì lượng xuất khẩu cao trong niên vụ 2022 – 2023 và một năm ngoài chu kỳ sản xuất hai năm một.
Hiệp hội Cà phê – Ca Cao Việt Nam (VICOFA) thông tin, nguồn cung cà phê ở trong nước gần như đã cạn. Hơn nữa, hàng tồn kho của doanh nghiệp và nông dân cũng không nhiều.
Vì vậy, từ nay đến cuối tháng 9/2024, lượng xuất khẩu của nước ta sẽ giảm dần, dù giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục.
Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cà phê các loại sẽ đạt trên 5 tỷ USD. Đây sẽ là mức cao nhất trong lịch sử.
Với ngành rau quả, sầu riêng, thanh long, chuối, nhãn... đều là những mặt hàng trái cây đóng góp chính vào tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm, bên cạnh các sản phẩm chế biến. Trong khi đó, các thị trường chủ lực cũng ghi nhận mức tăng 10 - 50% so với cùng kỳ năm 2023, trừ Hà Lan giảm mua.
Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc vẫn là những thị trường lớn. Hết tháng 5/2024, những nước này đã nhập tăng 30 - 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Thái Lan chi 74,5 triệu USD và Hàn Quốc là 136 triệu USD mua rau quả Việt.
Riêng Trung Quốc, 5 tháng đầu năm, nước này đã mua 1,7 tỷ USD nông sản Việt, tăng 33% so với cùng kỳ 2023. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nông sản Việt có nhiều lợi thế xuất sang đây nhờ vị trí địa lý, tương đồng trong văn hóa ẩm thực.
Sầu riêng là một trong số nông sản được thị trường tỷ dân này ưa chuộng. Hồi tháng 4, Việt Nam lần đầu vượt Thái Lan về xuất khẩu loại quả này sang Trung Quốc với 32.750 tấn.
Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam ông Đặng Phúc Nguyên dự báo, xuất khẩu rau quả năm nay tiếp tục tăng trưởng 15 - 20%. Nếu tận dụng tốt các cơ hội từ các nghị định thư, xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD. Mức này tăng 0,5 - 1 tỷ USD so với kế hoạch đưa ra cuối năm ngoái của ngành nông nghiệp.
Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a, b, c, d sau đây:
“Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, giúp tăng cường sử dụng máy móc, vật tư lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đội ngũ lao động được nâng lên về trình độ và chuyên môn hoá. Các vùng chuyên canh được định hướng phát triển thành vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh nông nghiệp hữu cơ, vùng chăn nuôi tập trung an toàn, hiệu quả cao dựa trên lợi thế vùng, miền, địa phương; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thích ứng với biến đổi khí hậu.”
(Nguồn: dẫn theo SGK Địa lí 12 - bộ sách Kết nối tri thức, trang 63)
a) Vùng chuyên canh cho phép khai thác hiệu quả điều kiện sinh thái nông nghiệp của mỗi vùng.
b) Vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là tạo điều kiện chuyên môn hóa lao động cho các vùng nông thôn.
c) Các vùng chuyên canh đang phát triển thành nhà máy sản xuất hàng hoá với sản phẩm có sản lượng đảm bảo và chất lượng cao.
d) Một trong những ý nghĩa của việc hình thành vùng chuyên canh nước ta là làm tăng nhanh nguồn lao động và chất lượng lao động cả nước.