Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm luận văn thạc sĩ tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Liên hệ để được tư vấn hoặc báo giá tại Luận Văn 1080
Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ trong việc viết luận văn thạc sĩ giáo dục tiểu học, đừng ngần ngại liên hệ với Luận Văn 1080. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hãy để Luận Văn 1080 đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tri thức.
Liên hệ ngay để được tư vấn hoặc báo giá từ Luận Văn 1080. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
Diễn đàn sử dụng mã nguồn XenForo™ ©2011-2023 XenForo Ltd.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học. Kết quả này sẽ góp phần làm rõ, bổ sung, hoàn thiện lý luận về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội nói riêng và các trường tiểu học nói chung.
Luận văn chỉ ra thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất được một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội nói riêng và cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học nói chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở tiểu học
Quản lý là một vấn đề nghiên cứu dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học với các chuyên ngành khác nhau như: Triết học; Xã hội học; Kinh tế học và Tâm lý học, Quản lý giáo dục,… Do vậy, đã có rất nhiều khái niệm quản lý khác nhau được đưa ra bởi các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam. Có thể nêu dẫn một số khái niệm về quản lý dưới đây:
Theo tác giả F.Taylor khái niệm quả lý được trình bầy như sau: “Quản lý là biết rõ ràng, chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành tốt công việc như thế nào,bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [Dẫn theo 10, tr 89]. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Theo tác giả Harold Koont và cộng sự khái niệm quản lý được trình bầy như sau: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[25, tr138]
Theo tác giả Mary Parker Pollet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác” [Dẫn theo 3, tr125]
Tác giả Subir Chowdhury (2006) trong tác phẩm:“Quản lý trong thế kỷ 21” đã đưa ra khái niệm quản lý như sau: Quản lý là tác động có mục đích,có kế hoạch của chủ thể quản lý tới những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [31].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006) khi bàn về khái niệm quản lý cũng cho rằng: Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức [3].
Như vậy, từ việc phân tích các khái niệm về quản lý đã nêu dẫn ở trên, trong nghiên cứu này khái niệm quản lý được hiểu như sau:
Quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch và hệ thống của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức để đạt được mục tiêu tổ chức đã đề ra.
1.2.1.2. Các chức năng của quản lý
Những chức năng cơ bản của quản lý gồm có 4 chức năng cụ thể như:
Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.
Lập kế hoạch: là công việc hoạch định, gồm xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và xác định con đường, biện pháp, cách thức và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Ba nội dung chủ yếu của chức năng này là: Xác định mục tiêu đối với tổ chức; Xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra; Xác định những hoạt động cần thiết, tối ưu để đạt được mục tiêu kế hoạch là nền tảng của quản lý.
Lập kế hoạch đòi hỏi phải nắm chắc thông tin với tư duy dự báo tốt và sự tham gia dân chủ của mọi thành viên, bởi họ là người làm cho kế hoạch được thực hiện. Lập kế hoạch đi trước việc thực hiện toàn bộ chức năng quản lý khác và các chức năng quản lý khác muốn đạt hiệu quả cũng đều phải lập kế hoạch.
Tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các bộ phận, các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả. Ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức của đơn vị cũng khác nhau. Người quản lý cần lựa chọn cấu trúc tổ chức cho phù hợp với những mục tiêu và nguồn lực hiện có.
Chức năng của tổ chức bao gồm trong nó việc lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và việc kiểm tra, nó xuyên suốt từ đầu đến cuối quá trình quản lý, gồm các công việc sau: Tổ chức khai thác và tiếp nhận nguồn lực như: con người, cơ sở vật chất ngân quỹ, các mối quan hệ; Tổ chức thiết lập cấu trúc tổ chức bộ máy, lựa chọn, sắp xếp nhân sự bộ máy; quy định chức năng, quyền hạn và phân công nhiệm vụ cụ thể; Tổ chức triển khai kế hoạch đến những người thực hiện: thuyết phục động viên mọi người chấp nhận kế hoạch; Xác định cơ chế phối hợp, tạo sự hợp tác, liên kết, giám sát thông tin, các quan hệ ngang dọc; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đánh giá, đề bạt đãi ngộ, phát triển vốn quý của tổ chức là nguồn lực con người; Xây dựng và duy trì những hệ thống các vai trò nhiệm vụ trong một tổ chức là chức năng tổ chức trong quản lý.
Lãnh đạo, điều hành: Là quá trình tác động, huy động và giúp đỡ những cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công. Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người làm cho họ tự nguyện và nhiệt tình tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo được xác định như là sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho tổ chức vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Đó là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm xác định kết quả thực hiện kế hoạch trên thực tế, tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế, phát hiện những sai lệch, đề ra biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra không hẳn là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, bởi kiểm tra không chỉ diễn ra khi công việc đã hoàn thành có kết quả, mà nó diễn ra trong suốt quá trình từ đầu đến cuối, từ lúc chuẩn bị xây dựng kế hoạch. Kiểm tra phải dựa vào kế hoạch, tiêu chuẩn cụ thể và chế độ trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận đã được xác định. Kiểm tra cung cấp thông tin cho quản lý mà thông tin là chất liệu cho các quyết định trong quản lý, làm cho hệ quản lý vận hành linh hoạt, thích ứng với thay đổi của môi trường. Bởi vậy, quản lý- lãnh đạo mà thiếu kiểm tra thì như không có quản lý hay lãnh đạo. Nói tóm lại, các chức năng quản lý kế tiếp và độc lập với nhau chỉ là tương đối mà các chức năng của quản lý mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tùy theo thời điểm, nội dung mà một số chức năng có thể tiến hành đồng thời, đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau.