VASEP cho biết do thiếu nguyên liệu cho chế biến, nên doanh số xuất khẩu tôm trong tháng 6/2022 chỉ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn 7%, đạt 450 triệu USD. Lũy kế nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 40% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2023 đạt trên 53 tỉ USD
Chiều nay 3/1, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch năm 2024 ngành nông nghiệp và PTNT. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.T
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỉ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỉ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục như: rau quả 5,69 tỉ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỉ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đoạt giải quán quân ngon nhất thế giới; điều 3,63 tỉ USD, tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vắc xin thương mại phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi...
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành. Trọng tâm là Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại...
Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), trong đó 1.612 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 256 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3% - 3,5%, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 54 - 55 tỉ USD. Phấn đấu tỉ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 80% tổng số xã. Để đạt được những mục tiêu trên, toàn ngành chủ trương tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Trong năm 2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thu hút các nguồn lực đầu tư hiện đại hóa hạ tầng nông nghiệp, trong đó có hạ tầng thủy sản góp phần sớm gỡ “Thẻ vàng” đối với khai thác thủy sản. Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp của ngành nông nghiệp trong thành tích phát triển KT - XH chung của cả nước trong năm 2023. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp đã xoay chuyển tình thế từ chỗ “bị động, bất ngờ, lúng túng” sang “chủ động, kịp thời, sáng tạo” nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, vượt qua những thách thức để đạt được kết quả cao.
Năm 2024, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp tập trung thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, kế hoạch tái cơ cấu ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng NTM. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn, nhất là nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm.
Thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành, thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản, chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.
Theo số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2019 do Tổng cục Hải quan vừa công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2019 đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% so với năm 2018. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu là 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu là 253,07 tỷ USD, tăng 6,8% so với năm 2018.
Như vậy, với kết quả này, quy mô xuất nhập khẩu hàng hóa trong năm 2019 của Việt Nam đạt mức tăng khá cao 36,69 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng tới 52,44 tỷ USD của năm 2018.
Cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2019 thặng dư lên tới 11,12 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Con số xuất siêu của Việt Nam trong năm nay đã tăng 62,9% so với năm trước.
Đáng chú ý, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ ngoại thương, Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế là thị trường lớn nhất và là năm thứ hai liên tiếp kim ngạch giữa 2 nước đạt 100 tỷ USD trở lên.
Cụ thể, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 116,866 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam là 41,414 tỷ USD và nhập khẩu tới 75,452 tỷ USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thêm hơn 10 tỷ USD (năm 2018 là 106,706 tỷ USD).
Như vậy, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm ngoái. Đặc biệt, thị phần kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới gần 30%. Tuy nhiên, kim ngạch tăng thêm chủ yếu từ hoạt động nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh, trong khi xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng không đáng kể.
So với 1 năm trước, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng thêm tới 10,014 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu USD. Chính vì vậy, cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên tới hơn 34 tỷ USD./.
Xuât khẩu gạo thặng dư 3,68 tỷ USD, tăng 13,1% - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Bộ NN&PTNT cho biết: Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 5,91 tỷ USD. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 27,38 tỷ USD, tăng 25,6%; sản phẩm chăn nuôi đạt 423,5 triệu USD, tăng 2,7%; thủy sản đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12%; lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%; muối đạt 4,6 triệu USD, giảm 0,2%.
Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam với thị phần chiếm 48,2%. Hai thị trường lớn tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu với thị phần lần lượt là 23,5% và 11,5%. Thị phần của hai khu vực châu Phi và châu Đại Dương nhỏ, chiếm lần lượt 1,8% và 1,4%.
So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam 10 tháng năm 2024 sang khu vực châu Á tăng 17,2%; châu Mỹ tăng 24,7%; châu Âu tăng 34,1%; châu Phi tăng 2% và châu Đại Dương tăng 14,5%.
Về thị trường, Hoa Kỳ đứng đầu với thị phần 21,6%, tiếp theo là Trung Quốc 21,5% và Nhật Bản 6,5%. Đây là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ năm trước, ước giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng 25,9%, Trung Quốc tăng 11,4%, và Nhật Bản tăng 5,9%.
Bộ NN&PTNT cho hay, tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng năm 2024 đạt 36,53 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Như vậy, cán cân thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam 10 tháng ước đạt thặng dư 15,21 tỷ USD, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 10,91 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước
Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 11,75 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 6,21 tỷ USD, tăng 17,2% và nhóm nông sản thặng dư 4,67 tỷ USD, tăng 4,2 lần.
Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 4,75 tỷ USD, tăng 7%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,64 tỷ USD, tăng 7,2% và muối thâm hụt 24,6 triệu USD, giảm 24,1%.
Đến nay, ngành nông nghiệp đang có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD là: gỗ và sản phẩm gỗ thặng dư 10,91 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; hàng rau quả thặng dư 4,47 tỷ USD, tăng 39,6%; cà phê thặng dư 4,33 tỷ USD, tăng 38,5%; gạo thặng dư 3,68 tỷ USD, tăng 13,1%; tôm thặng dư 2,92 tỷ USD, tăng 21,7% và cá tra thặng dư 1,54 tỷ USD, tăng 8,7%.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2021 ước đạt trên 3,4 tỷ USD, giảm 15,6% so với tháng 10/2020 nhưng tăng 4,2% so với tháng 9/2021. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 38,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt gần 17,4 tỷ USD, tăng 12,7%; lâm sản chính đạt khoảng 12,8 tỷ USD, tăng 22,3%; thủy sản đạt gần 6,9 tỷ USD, giảm 0,8%; chăn nuôi ước đạt 359 triệu USD, tăng 6,1%; nhóm đầu vào sản xuất khoảng 1,4 tỷ USD, tăng 22,3%.
Tính chung 10 tháng, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng, gồm: Cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ,… Trong đó, cao su, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2021 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 42,8% thị phần), châu Mỹ (30%), châu Âu (11,4%), châu Phi (1,9%), châu Đại Dương (1,5%). Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kỳ, đạt trên 10,8 tỷ USD; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc, đạt gần 7,5 tỷ USD; đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%); đứng thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,7 tỷ USD (chiếm 4,3%).
Để đẩy mạnh thị trường xuất khẩu nông sản, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước trong điều kiện mới và kế hoạch kết nối sản xuất, tiêu thụ đợt Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc, các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA tới các địa phương, doanh nghiệp. Thúc đẩy thực hiện “Quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh Hiệp định EVFTA có hiệu lực”,…/.
Chương trình có sự tham gia, đồng hành của Hội Thủy sản Việt Nam (VINAFIS); Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS);… nhằm tăng sự kết nối, giao thương; đồng thời, tạo các diễn đàn khoa học, cập nhật công nghệ, kiến thức và xu hướng mới trong nuôi trồng thủy sản.
Theo Cục thủy sản, Việt Nam có lợi thế về đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi dày đặc cùng tiềm năng phát triển ngành thủy sản rất lớn.
Trong đó, ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản, góp phần đáng kể vào an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
Theo thống kê, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Nông dân huyện Cần Giờ nuôi thủy hải sản trên các lồng bè.
Trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 2,43 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2023.
Tuy vậy, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đối mặt nhiều khó khăn dịch bệnh, tình trạng biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường,… gây tác động tiêu cực đến người nuôi trồng.
Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt và các rào cản thương mại ngày càng gia tăng từ các thị trường lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu cũng gây ra những trở ngại đáng kể.
Để thích ứng với những biến đổi của thị trường và bảo đảm sự phát triển bền vững, ngành nuôi trồng thủy sản đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Phát triển thị trường thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao giá trị thương hiệu cho thủy sản Việt Nam.
Tại triển lãm lần này, các đơn vị tổ chức cũng thực hiện các hội thảo chuyên đề như: Hội nghị quốc tế nuôi trồng thủy sản lần thứ 6 với chủ đề “Giảm phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế xanh trong nuôi trồng thủy sản”; Hội nghị An toàn sinh học khu vực châu Á;…
Các hội nghị không chỉ là diễn đàn khoa học mà còn mang đến cơ hội trao đổi, tranh luận và học tập cho các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản.
Đây cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến khách hàng mục tiêu và quảng bá, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
Triển lãm dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 11/10 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) quy tụ hơn 100 đơn vị trưng bày và thu hút khoảng 4.000 khách tham quan từ hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Xuất khẩu thủy sản đạt 5,8 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022
Trong đó nhóm nông sản chính 11,37 tỷ USD, tăng 8,8%; lâm sản chính 9,1 tỷ USD, tăng 3,0%; thủy sản 5,8 tỷ USD, tăng 40,8%; chăn nuôi 176 triệu USD, giảm 15,9%; đầu vào sản xuất 1,42 tỷ USD, tăng 64,8%.
Đáng chú ý, do thị trường xuất khẩu mở rộng, có đến 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỷ USD là: Cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.
Trong đó, nhóm mặt hàng cao su, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu cao su tăng 9,2% về khối lượng và 12,2% về giá trị; xuất khẩu cà phê tăng 21,7% về khối lượng, 49,7% về giá trị; xuất khẩu gạo tăng 16,2% về khối lượng và 4,6% về giá trị; sắn và sản phẩm từ sắn tăng 13,2% về khối lượng, 28% về giá trị...
Về thị trường xuất khẩu, có 4 thị trường (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 7,61 tỷ USD (tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu), trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 4,97 tỷ USD, tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu.
Tổng cục Hải quan vừa công bố năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 681 tỷ USD, giảm 6,9%, tương ứng giảm 50,25 tỷ USD so với năm trước.
Trong đó xuất khẩu đạt 354,67 tỷ USD, giảm 4,6% (tương ứng giảm 17,05 tỷ USD) và nhập khẩu đạt hơn 326 tỷ USD, giảm 9,2% (tương ứng giảm 33,20 tỷ USD). Như vậy, năm 2023 cả nước xuất siêu 28,3 tỷ USD.
Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt hơn 466 tỷ USD, giảm 8% (tương ứng giảm tới 40,49 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 257 tỷ USD, giảm 6% (tương ứng giảm 16,40 tỷ USD) và nhập khẩu đạt hơn 209 tỷ USD, giảm 10,3% (giảm 24 tỷ USD).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước đạt hơn 214 tỷ USD, giảm 4,3% (giảm 9,75 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 97,46 tỷ USD, giảm 0,7% (giảm 649 triệu USD) và nhập khẩu là hơn 117 tỷ USD, giảm 7,2% (giảm 9,11 tỷ USD).
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Theo Bộ Công Thương, dù gặp nhiều khó khăn song xuất nhập khẩu năm 2023 vẫn “về đích” với tổng kim ngạch ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 354,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 328,5 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 6/2022 mang về lượng ngoại tệ trên 1 tỷ USD, tương đương so với tháng 5/2022 và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả trên, hết nửa đầu năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam ước đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.