Tại Việt Nam, Giáo sư (tiếng Anh: Professor) là một học hàm, chức danh hoặc chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước Việt Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Nữ Giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam
Bà Sính sinh năm 1933 tại làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (hiện là phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Sau khi tốt nghiệp bằng Tú tài 1 tại Trường THPT Chu Văn An, bà sang Pháp du học tại Đại học Toulouse.
Trở thành Thạc sĩ ở Pháp là một việc vô cùng khó khăn nhưng bà đã làm được ở tuổi 26. Mặc dù có cơ hội phát triển sự nghiệp ở Pháp, bà vẫn tự nguyện rời bỏ cuộc sống ở phương Tây để quay về quê hương, ngay trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đang diễn ra khốc liệt.
Người thành lập trường Đại học tư nhân đầu tiên của Việt Nam
Nhận được một lá thư từ GS Bùi Trọng Liễu gửi từ Pháp vào năm 1988, mời 5 nhà khoa học hợp tác thành lập một trường ĐH tư nhân, bà Sính đã nhen nhóm lòng khát khao xây dựng một ngôi trường nhằm khắc phục các hạn chế của các trường ĐH công lập trong bối cảnh thời điểm đó. “Tôi xin mở trường tư thục với hai lý do: giúp giảng viên bớt khổ, có thể sống bằng nghề của mình và thay đổi giáo trình giảng dạy, mang kiến thức du học nước ngoài truyền đạt tới các thế hệ sinh viên”, GS chia sẻ.
Bà đã dũng cảm tự mình đến gặp Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, đề xuất việc mở một trường ĐH mà không cần nguồn tài trợ từ Nhà nước và ông đã đồng ý. Khóa học đầu tiên của ĐH Thăng Long đã thu hút một số lượng sinh viên giỏi, những người chỉ thiếu 1 đến 2 điểm để được vào các trường ĐH danh tiếng như Bách Khoa, Sư phạm,...
GS toán học đầu tiên của Việt Nam trên trang bìa Báo Phụ nữ Việt Nam
Sau khi hoàn thành luận án, bà Sính muốn sang Pháp ngay để bảo vệ. Tuy nhiên, nhiều người phản đối vì lo ngại rằng bà có thể không trở về nữa. Cho đến năm 1975, ý kiến phản đối vẫn còn, cho đến khi bà Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam vào thời điểm đó, đã thuyết phục và giúp bà thực hiện ước nguyện.
Trong tháng 5/1975, bà Sính đến Pháp để bảo vệ luận án Tiến sĩ của mình. Thông thường, các luận án được đánh máy và in thành sách. Người làm luận án thường nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan trao học bổng hoặc từ trường đại học mà họ làm việc. Tuy nhiên, bà Sính không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ tổ chức nào. Nhưng nhờ vào vị thế của GS Grothendieck, luận án viết tay của bà đã được chấp nhận. Đây là luận án Tiến sĩ viết tay duy nhất được bảo vệ tại Pháp và có thể là trên thế giới.
Bà Sính (ngoài cùng bên trái) và người thầy hướng dẫn làm luận án tiến sĩ (ở giữa)
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở giai đoạn căng thẳng nhất, bà Sính đảm nhận vai trò trưởng bộ môn Đại số. Bà phải đồng thời dìu dắt, bổ sung kiến thức và hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển năng lực và tự mày mò để hoàn thành luận án Tiến sĩ của mình.
Năm 1972, trong khi máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, bà Sính đang dẫn các sinh viên đi thực tập tại trường phổ thông Phú Xuyên B. Trong những đêm ấy, máy bay gầm rít khủng khiếp mỗi đêm rồi tiếng bom nổ liên tiếp, bà vẫn ngồi làm việc vì chỉ buổi tối mới có thời gian cho nghiên cứu.
Trong suốt 5 năm thực hiện luận án Tiến sĩ (từ 1967-1972), hai thầy trò chỉ giao tiếp với nhau qua 5 lá thư, mỗi lá thư cách nhau ít nhất 8 tháng. Ngoài việc trao đổi kiến thức, GS Grothendieck từng nhấn mạnh với bà Sính rằng "nếu không làm được bài toán khả nghịch thì bỏ đó, không cần làm nữa". Tuy nhiên, bà Sính đã không từ bỏ. Trong bức thư tiếp theo, bà cho hay "đã thành công đảo ngược các vật thể". Ở trong lá thư cuối cùng, bà thông báo rằng dàn bài luận án Tiến sĩ của mình đã hoàn thành.
Bà Hoàng Xuân Sính trong bức ảnh chụp cùng gia đình ở tuổi 90
Do truyền thống của gia đình tri thức, nên các con cháu của bà Sính đều chọn con đường giảng dạy và cống hiến cho sự phát triển của khoa học và giáo dục. Hiện nay, trong gia đình, ngoài bà Sính là GS, con dâu của bà là Trần Thị Ngọc Lan cũng là nữ PGS - TS đầu tiên trong lĩnh vực thanh nhạc, đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng cho ngành âm nhạc của đất nước. Mặc dù không có kiến thức chuyên sâu về âm nhạc, nhưng GS Sính luôn đánh giá cao tinh thần tự học và sự nghiên cứu không ngừng của bà Lan.
Đã hơn 26 năm kể từ ngày Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy và có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và toàn diện, vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và đặc biệt quan trọng đó là giáo dục. Với sứ mệnh đem đến môi trường giáo dục và chất lượng đào tạo chuẩn Hoa Kỳ, trường Đại học Mỹ tại Việt Nam - AUV đang từng bước khẳng định tầm vóc và vị thế của mình trên trường quốc tế.
Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam – AUV
Đối tác chiến lược với các Đại học danh giá Hoa Kỳ
Nộp đơn xin thành lập từ năm 1999, AUV là trường đại học Mỹ đầu tiên tại Việt Nam và là thành viên của Tập đoàn Phát triển Giáo dục Quốc tế APU được thành lập bởi những nhà giáo dục và quản trị có nhiều kinh nghiệm. Tập đoàn Phát triển Giáo dục Quốc tế APU đã có hơn 30 năm kinh nghiệm kết nối giáo dục trọng điểm Hoa Kỳ với hệ thống đào tạo liên cấp từ bậc mầm non đến đại học với cơ sở đầu tiên là trường Quốc Tế APU đặt tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2004 và Trường Quốc Tế Hoa Kỳ APU tại thành phố Đà Nẵng vào năm 2015.
Với vốn đầu tư 150 triệu USD, trường Đại học Mỹ tại Việt Nam - AUV sở hữu khuôn viên rộng lớn với diện tích trên 30 hecta mang đến không gian học tập giàu cảm hứng cho sinh viên. AUV tọa lạc tại Đà Nẵng – trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa tại miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, AUV còn được trang bị hệ thống cơ sở vật chất gồm nhiều phòng học, phòng thực hành - thí nghiệm, phòng học thông minh,… được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên nhà trường.
AUV đã và đang đào tạo sinh viên theo một giáo trình chuẩn Hoa Kỳ bởi đội ngũ giảng viên quy chuẩn quy tụ từ các trường Đại học danh giá trên thế giới với các ngành học trọng điểm như Quản trị kinh doanh, Quản trị kinh doanh toàn cầu, Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ thông tin, Quản trị Du lịch – Khách sạn, Khoa học sức khỏe, Dược, Điều dưỡng, Kỹ thuật - trong đó có kỹ thuật hàng không…AUV mang đến sinh viên chương trình và kế hoạch học tập đa dạng đáp ứng các nhu cầu và định hướng của các em, giúp sinh viên có thể chuyển tiếp tới Đại học Mỹ mà không cần bất cứ chứng chỉ hay kiểm tra đầu vào nào. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia Chương trình học tập Distance Learning - Đây là chương trình học kết hợp với các trường đại học danh giá của Hoa Kỳ như ASU, FIT, VCU, Wentworth University, UMKC,... cho phép sinh viên AUV nhận tín chỉ được công nhận lẫn nhau từ các đại học danh giá thế giới ngay tại giảng đường AUV, với các thiết bị phục vụ học tập từ xa tân tiến nhất hiện nay.
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Marie C. Damour ghé thăm trường Đại học Mỹ tại Việt Nam - AUV
Nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành quản trị kinh doanh toàn cầu, những ngành trọng điểm cũng như ngành hàng không cho Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam và thế giới
Trường Đại học Mỹ tại Việt Nam - AUV và Tập đoàn APU là tổ chức giáo dục đầu tiên tại Việt Nam đóng góp tích cực trong việc phát triển và huấn luyện nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành hàng không cho các hãng Hàng Không Việt Nam và thế giới. Từ năm 2005, APU đã tiên phong phối hợp với những đối tác hàng đầu trong ngành hàng không cũng như Đại Học danh tiếng tại Mỹ để đào tạo thành công cho hơn nhiều học viên của Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam trong các chương trình Kỹ Thuật và Quản Trị Hàng Không cũng như phi công. Những học viên này hiện đang nắm những chức vụ quan trọng tại những doanh nghiệp hàng không đầu ngành tại Việt Nam và Quốc Tế.
Với lịch sử nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo hàng không của tập đoàn APU, các chương trình đào tạo ngành hàng không của AUV hiện nay được hỗ trợ bởi những tổ chức hàng đầu trong nền công nghiệp này như Florida Institute of Technology (FIT), Arizona State University (ASU), The Boeing Company, Central Washington University, và rất nhiều trường đại học hàng đầu thế giới trong đào tạo hàng không.
Vừa qua, trường Đại học Mỹ tại Việt Nam - AUV cũng đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện với Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không Việt Nam (VABA) để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên và đánh dấu bước tiến của AUV trong việc phát triển đào tạo nhân lực hàng không tại Việt Nam.
Với những chương trình học đa dạng, trọng điểm, được thiết kế linh hoạt và hợp tác với các trường đại học danh giá trên toàn thế giới như Arizona State University, Florida Institute of Technology, Virginia Commonwealth University, Wentworth University, University of Missouri Kansas City (UMKC), University of Texas A&M, California State University… , AUV tạo điều kiện cho sinh viên theo học có thể dễ dàng tiếp cận một nền giáo dục tiên tiến, chất lượng cao chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam.
Cầu nối giáo dục Hoa Kỳ và Việt Nam
Trong suốt gần 30 năm hoạt động, Tập đoàn Phát triển Giáo dục Quốc tế APU đã và đang thành công trong việc đào tạo các tài năng trẻ thông qua việc cung cấp chất lượng giáo dục hàng đầu. Hàng năm, hơn 90% học sinh, sinh viên tốt nghiệp tại APU và AUV được nhận học bổng đi thẳng vào các trường đại học uy tín thế giới với tổng giá trị học bổng lên tới hơn 20 triệu USD cho mỗi năm. Với bước đệm có được từ APU và AUV, rất nhiều cựu học sinh đã tốt nghiệp tại các trường Đại học danh giá trên toàn thế giới và làm việc tại những vị trí quan trọng ở các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu thế giới.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với thế giới, việc tiếp thu tri thức thông qua những chương trình giáo dục đẳng cấp, độc lập, chuẩn Hoa Kỳ đang là hướng đi mang lại rất nhiều lợi thế cho các học sinh, sinh viên Việt Nam. Với kinh nghiệm và tiềm lực của mình, trường Đại học Mỹ tại Việt Nam - AUV đã và đang có những bước tiến vững vàng trên con đường kiến tạo công dân toàn cầu cũng như đóng góp vào sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam và toàn thế giới.