Giáo Dục Sớm

Giáo Dục Sớm

Đáp ứng nhu cầu của phụ huynh, CMS Edu Việt Nam đã tổ chức toạ đàm “Cách tiếp cận hiệu quả trong phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho trẻ trong giai đoạn từ 3-11 tuổi” vào cuối tháng 11 vừa qua.

Giáo dục sớm có phải biến con thành thần đồng, mọt sách?

Chắc chắn là không rồi ba mẹ ơi!

Trước khi chia sẻ mình chia sẻ một chút về mục đích của giáo dục sớm không phải biến con trở thành thần đồng hay những mọt sách chính hiệu hay đánh mất tuổi thơ, bắt con học hay áp lực học tập lên con giống như mọi người lầm tưởng.

Mục đích của giáo dục sớm theo mình tìm hiểu đơn giản chỉ là phát huy tổ chất có sẵn trong con. Do vậy, quá trình đồng hành cùng con của bản thân mình khá nhẹ nhàng, mình dạy con trên tinh thần thoải mái, cốt lõi cả mẹ và con đều cảm thấy hạnh phúc. Có thể một số bố mẹ nghĩ cần mục tiêu rõ ràng, mỗi người có mục tiêu riêng nhưng bản thân mình mục tiêu con tiến bộ hơn ngày hôm trước, con phát triển tốt nhất những gì con có là được.

Ví dụ để ba mẹ dễ hình dung: khả năng tư duy logic tối đa là 10 điểm, tiềm năng của con mình là 6 điểm, nếu GDS hỗ trợ con và đồng hành thì con có thể đạt 6 điểm hoặc hơn một chút là 6.5 điểm. Tuy nhiên, cứ để con vậy, không hỗ trợ không tác động có thể con chỉ đạt được 5 điểm. Với mình, giáo dục không phải cố gắng để con được 8 điểm bằng bạn, chỉ cần con đạt được mức tốt nhất của chính khả năng của con. Mình là bà mẹ khá an nhiên (mặc dù đôi lúc bị ngoại cảnh tác động nhưng đều lấy lại được sự an nhiên trong lòng), bởi vậy chỉ cần con có khoảng thời gian vui vẻ, nhẹ nhàng và ý nghĩa bên mẹ là rất tuyệt vời rồi. Chính bởi quan điểm như vậy nên việc dạy dỗ của mình đối với con khá nhẹ nhàng và thảnh thơi.

Quá trình đồng hành hỗ trợ tư duy logic cho con

Mình là người ham học hỏi, mọi kiến thức đều cố gắng tìm hiểu, mình có tham khảo các chương trình Toán ở nước ngoài, đặc biệt là chương trình Toán ở lứa tuổi mầm non như bé nhà mình. Có một điều mình muốn chia sẻ với ba mẹ rằng, chương trình Toán học cho trẻ em nước mình vẫn còn chú trọng khá nhiều về mặt con số, bản thân mình đã từng lầm tưởng học toán chính là học về số. Nhưng các nước phương Tây họ chú trọng đến cái cốt lõi là phát triển TƯ DUY rất nhiều, và TƯ DUY mới chính là yếu tố quan trọng nhất mà Toán học mang lại.

Mình hiểu điều đó và thời kỳ con còn nhỏ, trong khi các bạn cùng trang lứa đếm siêu nhân lắm rồi. Đếm ngược đếm xuôi từ 1 đến 10 hầu như bạn nào cũng biết, còn bạn nhà mình thì chưa khi nào mình dạy bạn đếm. Mình thiên hỗ trợ bạn ấy những trò chơi về tư duy, mình lên các trang nước ngoài..xem cách họ dạy và về dạy con mình. In học liệu, tự mày mò đồ chơi có chủ đích cho con chơi, mục đích cuối cùng của mình là giúp cho con tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng vui, vẻ nhất.

Chia sẻ với ba mẹ một số chủ đề, dạng bài liên quan đến Toán Tư Duy của 2 mẹ con mình khi bạn ấy khoảng 0-4 tuổi, tất cả đều là trải nghiệm thực tế của bản thân mình.

Tác Dụng: Việc sắp xếp và phân loại các vật giúp cho trẻ nhận biết được các vật giống nhau và khác nhau như thế nào, mang lại cho trẻ những nhận thức cơ bản cần cho việc học Toán. Con sẽ có cái nhìn đa chiều về sự vật, hiện tượng.

Phân loại dựa vào 1 số tiêu chí cụ thể, có thể phân loại theo màu sắc, phân loại theo tính năng, đặc điểm( phân loại các động vật sống dưới nước, phân loại các động vật sống trên cạn.)... Ba mẹ có thể lấy mô hình, các đồ vật quanh nhà cho bạn ấy chơi. Mình có hình mình họa của bạn nhà mình, ba mẹ có thể sưu tầm 1 số wordsheet bên nước ngoài về các trò chơi phân loại cho con chơi. Như vậy sẽ đa dạng được cách tiếp cận kiến thức ở con...hoặc trong cuộc sống hàng ngày mình cũng hay cho con chơi trò phân loại: Như phân loại quần áo mẹ, quần áo con...phân loại áo màu trắng, phân loại áo màu để giặt quần áo..hay phân loại những hoa quả, rau củ..phân biệt rau gia vị, rau ăn.....

Sắp xếp theo tiêu chí từ nhỏ đến lớn, từ lớn về nhỏ, cao đến thấp...

Mình có hình ảnh bạn nhà mình đang chơi sắp xếp các con vật từ nhỏ đến lớn. Ba mẹ có thể in ra hướng dẫn con hay có thể sử dụng đồ vật hàng ngày. Con sắp xếp quả bơ từ nhỏ đến lớn, sắp xếp bát từ nhỏ đến to...sắp xếp các hạt đỗ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn (đỗ đen, đỗ xanh, đỗ đỏ, đậu ngự....)

Tác Dụng: Rèn quan sát, con quan sát tỉ mỉ hơn, rèn logic

Dạng 1: Cho 2 bức tranh khác nhau một số chi tiết, để con tìm các chi tiết khác nhau

Dạng 2: Cho chuỗi sự vât, bảo con tìm sự vật khác nhất

Xe máy, oto, tàu thủy, xe đạp --> Con chọn tàu thủy vì máy bay phương tiện giao thông đường thủy, còn lại đường bộ

Mình khá thích dạng bài này, dạng bài này rèn tư duy khá ổn. Cho con một dãy sự vật được sắp xếp theo một quy luật nhất định và con dựa vào quy luật đó đoán xem hình sau là gì

Ví Du : cho chuỗi A B A B A B => Con dựa vào quy luật đoán hình tiếp theo.

Hay hình ảnh: Con gà, con thỏ, con mèo, con gà, con thỏ, con mèo, ...?... , con thỏ => Con đoán xem con gì ở dấu hỏi?

Kết quả: Là con gà vì quy luật là con gà, con thỏ, con mèo.

Con học những khái niệm cơ bản tiền đề của toán học như:

Con học về lớn nhỏ, cao thấp, dài ngắn, nặng nhẹ, ít nhiều, rộng hẹp....dạng bài tập này ba mẹ sử dụng đồ vật thực tế hỏi con, hay cho con chơi các trò chơi wordsheet màu sắc sặc sỡ con cũng rất thích.

Về học số và lượng mình thường không dạy số trước khi dạy lượng thường dạy song song để con phải hiểu sự liên quan giữa số và lượng luôn.

Ví dụ: Số 1 có nghĩa là 1 quả bóng, 1 trái táo, 1 con thỏ => Chứ 1 không đơn thuần là hình ảnh của số 1 vì như vậy không phải là bản chất. Số chỉ là hình ảnh thể hiện cho lượng...Mình hướng dẫn con khá cụ thể, con phải hiểu lượng trước. Có rất nhiều dạng bài tập hay ở chủ đề này:

Các bài tập liên hệ giữa Số và Lượng

Tìm số liền trước liền sau trong 1 dãy số

Bên trong, bên ngoài; bên trái bên phải; trên và dưới...

Có rất nhiều wordsheet ba mẹ có thể áp dụng cho con. Học thực tế cũng rất nhiều ạ. Con sẽ hiểu hơn về không gian.

Với dạng này ba mẹ có thể sử dụng các vật dụng trong nhà để có thể dạy con trực quan. Mẹ cháu hay tạo trò chơi để cho bạn ấy học nhẹ nhàng nhất, sau khi còn hiểu tương đối thì mẹ sẽ cho con luyện tập trên wordsheet.

Mình nhớ lần đầu mình biết đến chương trình nhà Monkey là khi mình đọc bài viết về CEO, thấy ảnh 1 ông bố đang cặm cụi cắt học liệu...xung quanh là giấy ép, giấy A4...Hình ảnh quá quen thuộc với những bà mẹ như mình, việc mình thức đêm 1, 2h sáng để in học liệu xung quanh toàn giấy tờ, đủ các loại máy in và ép quanh người là việc bình thường, người ngoài vào nhà nghĩ mình là giáo viên mầm non. Từ hình ảnh đó, mình bắt đầu tìm hiểu chương trình nhà Monkey, đây đúng là công cụ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình đồng hành cùng con của mình.

Vì bài này mình trao đổi với ba mẹ Toán tư duy nên mình sẽ chia sẻ về Monkey Math để những mẹ đang dùng Monkey Math chưa tận dụng triệt để có thể tận dụng tốt hơn và biết được cái hay của công cụ mình đang sở hữu.

Từ vựng tiếng Anh con không nhiều, liệu con có học được không?

Cuối năm 2018, mình được một bạn giới thiệu cho Monkey Math, ban đầu còn e ngại vì nghe có vẻ khó (đây là chương trình Toán tiếng Anh), sợ vốn tiếng Anh của con chưa đủ để học chương trình. Nhưng khi mình dùng thử thấy rất tốt, dù vốn từ vựng Jim không nhiều...nhất là vốn từ vựng về Toán học. Nhưng điều bất ngờ là bạn học khá tốt, vì ban đầu trước khi học sẽ có video hướng dẫn con. Sau khi con xem video hướng dẫn dạng bài tập đó, con sẽ làm bài luyện tập và có vô vàn dạng bài tập hay luyện cho con. Dựa vào hình ảnh, hướng dẫn dễ hiểu...sau khi nghe câu hỏi..dù nghe không hết câu nhưng bạn ấy biết bắt lấy từ khóa của từng câu hỏi.

* Ví dụ câu hỏi : CHOOSE TWO LOTUSES THAT HAVE THE SAME SIZE?

Bạn ấy bắt được từ khóa là TOW...SAME để chọn đáp án. Mình biết được sau khi mình hỏi con, sao con lại biết. Bạn ấy chỉ nhắc mỗi 2 từ là TWO và SAME...là bạn hiểu chon 2 hình giống nhau

* Hay khi được nghe câu hỏi : WHICH IS SHORTER?

Bạn ấy bắt được từ khóa "SHORTER" vì trước khi làm bạn ấy đã được xem hướng dẫn về khái niệm "SHORTER"

Như vậy con không những có thêm kiến thức toán tư duy mà con còn hiểu thêm được ngôn ngữ tiếng Anh trong Toán.

Nội dung có giống như Toán Việt Nam, cộng trừ và số đếm?

Như mọi người biết đó, mình đã từng cho bạn ấy tiếp xúc với một số dạng toán tư duy từ năm 2017 và mình tham khảo khá nhiều các dạng toán lứa tuổi mầm non nên trước khi mua mình thường tham khảo nội dung tổng quan khá kỹ. Mình tham khảo xem các dạng bài tập như thế nào? Game có đủ hấp dẫn và đủ cụ thể cho các bạn nhỏ không? Các dạng bài khá trùng với những trò chơi trước đây mình từng cho con mình chơi: bài tập số và lượng khá cụ thể, con hình dung và hiểu được mối liên hệ giữa số và lượng...có các bài tập hướng dẫn bé hiểu được khái niệm tiền toán học như ( to nhỏ, cao thấp, dài ngắn...) hay có dạng về phân loại, quy luật, vị trí...hình ảnh khá dễ hiểu

Có một dạng bài tập trong Monkey Math khá hay mà bản thân mình lúc đầu cũng chưa hỗ trợ con đó là ĐỌC BIỂU ĐỒ TRANH. Mình từng nghe hội thảo về giáo dục rằng, Toán phương Tây khá đề cao Toán ứng dụng vào thực tế, Việt Nam ngay cả người lớn chúng ta khả năng tổng hợp và phân tích số liệu cũng không được đánh giá cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ càng yếu vì kỹ năng này không được đề cao. Nhưng trẻ em nước ngoài hoàn toàn khác, các con thường được học Toán kết hợp ứng dụng thực tế. Chính vì lý do này, người Việt thường rất giỏi lý thuyết nhưng ít sáng tạo và khả năng áp dụng vào thực tế không nhiều.

* Ví dụ ba mẹ như về dạng bài ĐỌC BIỂU ĐỒ TRANH, con sẽ học được cách tổng hợp và xử lý số liệu như thế nào nhé

Cho 1 tập hợp gồm 20 con vật lẫn lộn (gồm cả gia cầm và gia súc) => con sẽ chi tiết bao nhiêu chó ? bao nhiêu lợn ? => bao nhiêu gia súc; bao nhiêu gà ? bao nhiêu Vịt (bao nhiêu gia cầm)...( cấp độ dễ)... Đến cấp độ khó hơn con có thể biểu thị bằng biểu đồ => từ bản đồ con có đánh giá và nhận xét xem ý nghĩa của con số. Nghe ghê gớm không ạ? Nhưng thực sự cực đơn giản và ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế. Như vậy vào thực tế sẽ rèn cho con được cách nhìn tổng quan, biết đưa ra đánh giá ...Mình thấy dạng này ở Việt Nam phải lên lớp lớn hơn mới được học nhưng ở các nước phát triển các bạn nhỏ đã được học khá sớm. Rèn cho con kỹ năng phân loại, tính toán, xử lý dữ liệu đưa ra ý kiến...

* Ví dụ con đi thực tế chẳng hạn, vào 1 khu rừng con sẽ có cái nhìn tổng quát đo chiều cao của cây => trung bình xem chiều cao trung bình của đa số các cây ra sao => nhìn vào số liệu để đưa ra kết luận. Đó là xử lý số liệu, dạng bài ĐỌC BIỂU ĐỒ TRANH sẽ là tiền đề để con ứng dụng vào thực tế sau này.

Dài quá rồi, có mẹ nào đọc hết bài mình chia sẻ không ạ?

TRÊN ĐÂY LÀ CÁCH NHÌN TỪ MỘT BÀ MẸ TRẺ NHƯ MÌNH. MÌNH DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA BẢN THÂN (TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ VÀ TỪ NHỮNG HỌC HỎI TÌM HIỂU CỦA CÁ NHÂN MÌNH...). Chứ không phải đưa ra quan điểm để tranh luận, ba mẹ nào cảm thấy hữu ích có thể áp dụng nhé!

P/S: Hôm nào có thời gian mình sẽ chia sẻ thêm cho ba mẹ một số kinh nghiệm về việc hỗ trợ con phát triển tư duy ngôn ngữ, tư duy phản biện, tư duy hình ảnh...hay cách giúp con phát triển khả năng sáng tạo của cá nhân mình. Tất cả là kinh nghiệm cá nhân ba mẹ nhé.

Nguồn: Mami Jim - Group Đồng hành cùng con học Monkey