Chồng Đi Bóc Bánh Trả Tiền Có Nên Tha Thứ

Chồng Đi Bóc Bánh Trả Tiền Có Nên Tha Thứ

Tôi 33 tuổi, vợ ít hơn một tuổi, yêu từ sinh viên, có nhà cấp bốn xây trên đất bên nội cho, có con trai hai tuổi và năm tuổi.

Cô đơn, tủi phận khi chồng đi làm xa

Có nên cho chồng đi làm xa trong khi nỗi cô đơn, tủi phận khi nhìn thấy bạn bè có chồng săn sóc, đưa đón, vỗ về cũng không hiếm.

Khoảng cách địa lý khiến nhiều cử chỉ quan tâm tưởng như nhỏ nhặt cũng trở thành chuyện bất khả cầu. Những lời an ủi, những cuộc gọi chỉ phần nào xoa dịu được tinh thần vợ mà thôi.

Vất vả vì phải một mình lo toan

Đời sống vợ chồng vốn trọng hai chữ “cùng nhau”. Nhiều công việc đã được phân chia để cùng nhau chăm sóc cho tổ ấm. Ai cũng có việc phải làm nhưng một khi chồng đi xa thì không ít việc lớn nhỏ đều sẽ đổ lên vai người vợ. Khi không có chồng bên cạnh thì chuyện chị em mệt mỏi và vất vả hơn là rất bình thường.

Xem thêm: Những yếu tố tạo nên công thức vợ chồng hạnh phúc

Đặc biệt nếu nhà có con nhỏ thì càng có nhiều việc mà một mình vợ khó lòng xoay xở. Con ốm sốt, nhà cửa hỏng hóc, thời tiết ẩm ương… Hơn nữa việc nuôi dạy con cái tốt nhất vẫn cần có cả cha lẫn mẹ tham gia để trẻ nhận được đầy đủ tình yêu, sự quan tâm.

Tất cả những lo toan này đều tác động lên tâm lý phụ nữ khiến họ tủi thân, kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác.

Đôi khi dù có người thân đỡ đần nhưng hiển nhiên khó ai thay được vị trí người chồng. Và nhiều người khi nghĩ đến việc có nên cho chồng đi làm xa liền gạt phăng đi vì lý do này.

Một vấn đề điển hình khác đối với các gia đình mà người chồng đi làm xa chính là sức ép từ bên ngoài. Đôi khi tự thân người phụ nữ vẫn sống ổn định nhưng lại bị đàm tiếu, nhận lấy lời ra tiếng vào từ xung quanh. “Miệng lưỡi thế gian” mới là điều đáng sợ nhất và ép người ta vào cảnh không chốn dung thân.

Chị em sẽ phải lo sợ bất kỳ một người nam nào dù là bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí họ hàng đến nhà đều khó tránh khỏi cảnh bị xóm giềng săm soi. Sợ người ta rỉ tai nhau những lời đồn đãi khó nghe.

Chưa kể rất nhiều người ác miệng, nếu nhà có con nhỏ thì thậm chí họ còn trêu chọc đứa trẻ rằng “cha có vợ mới”, “cha mày bỏ mẹ mày rồi”, “bao giờ thì có em”…

Hậu quả của những lời mà người ta bảo “đùa thôi” này có thể rất nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến tâm lý đứa trẻ. Người vợ, người mẹ phải thực sự mạnh mẽ và có “đồng minh” để vượt qua những khó khăn này.

Nỗi lo có nên cho chồng đi làm xa không

Nỗi lo lớn nhất của việc có nên cho chồng đi làm xa chính là sợ chồng “ăn vụng” bên ngoài. Dẫu lúc còn gần kề thì nhiều chị em đã nơm nớp lo lắng chồng ngoại tình thì cho chồng đi làm xa quả là “cực hình”.

Ở xa nhau thì chỉ một phút chạnh lòng vì cô đơn, thiếu thốn tình cảm, vì một chút tham lam mà có thể người ta sẽ thả mình sa ngã dễ dàng hơn.

Nghi ngờ, ghen tuông, giận hờn là cách nhanh nhất để giết chết một mối quan hệ. Hiển nhiên, nếu bạn cảm thấy nỗi sợ này quá lớn, không thể chịu được thì cũng không sai.

Chỉ là nếu vậy thì có thể chọn hành động ngăn nỗi sợ hoặc để nỗi sợ này tiếp tục chi phối các hành động của mình. Ví dụ bạn sợ chồng ngoại tình nhưng càng sợ kinh tế gia đình eo hẹp không chăm lo được cho tương lai con cái thì có thể cân nhắc cho chồng đi làm xa.

Dựa vào đâu để cân nhắc có nên cho chồng đi làm xa

Tưởng chừng như không thể có ai cho chồng đi làm xa được bởi có quá nhiều nỗi lo sợ, bất an.

Thực tế, phần nhiều chúng ta lo lắng quá mức và bị chính viễn cảnh mình vẽ nên đó dọa mình hãi hùng trong khi mọi chuyện vẫn đâu còn có đó. Vậy nên, để xem xét có nên cho chồng đi làm xa không thì hãy cân nhắc các yếu tố sau:

Vợ chồng có tin tưởng nhau không?

Không riêng gì vợ, người chồng cũng khổ sở và bất an khi phải rời xa tổ ấm. Điều quan trọng là bạn cần hiểu dù xa hay gần, khi người ta muốn cũng sẽ tìm cách. Thay vì ghen tuông, lo lắng, kiểm soát thì vợ chồng cần học cách thấu hiểu và tin tưởng nhau.

Xem thêm: Bí quyết giữ lửa hôn nhân

Tài chính, thăng tiến thường là lý do hàng đầu khi các ông chồng muốn đi làm xa. Bạn có thể so sánh lợi và hại giữa đi và không đi để từ đó chọn ra phương án tối ưu hơn.

Chẳng hạn đi làm xa thì được thu nhập tốt đổi lại không thể chăm sóc nhau, xa người thân… Tùy vào điều gì quan trọng hơn với gia đình bạn lúc này mà cứ thế chọn lựa.

Một gia đình hạnh phúc, có đầy đủ cả bố và mẹ là nền tảng phát triển quan trọng cho mọi đứa trẻ. Do đó, mẹ cần xác định liệu có khả năng chăm sóc con một mình hay không? Chồng có thường xuyên về thăm con được không? Nếu khi trái gió trở trời thì có thể nhờ người thân đỡ đần chăm sóc bé không.

Xem thêm: Tiêu chuẩn của một gia đình hạnh phúc là như thế nào

Yêu thương thật lòng, đồng thuận và vạch ra các “chiến lược yêu xa” thì khoảng cách về địa lý sẽ dễ bị xóa nhòa hơn nhiều. Tùy vào điều kiện gia đình mà hai vợ chồng hãy bàn bạc, cân nhắc thật kỹ trước khi ra quyết định có nên cho chồng đi làm xa hay không.

Điều quan trọng là nếu đã chấp nhận thì hãy vui vẻ cùng nhau giữ lửa hôn nhân chứ đừng để sự sợ hãi, ngờ vực, kiểm soát và ghen tuông vô lý giết chết mối quan hệ, bạn nhé!