Chi Phí Thẩm Định Giá Nhà Đất

Chi Phí Thẩm Định Giá Nhà Đất

Chi phí thẩm định giá là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho đơn vị thẩm định giá để thực hiện việc thẩm định giá bất động sản, doanh nghiệp, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hay các tài sản khác. Mức phí thẩm định giá tài sản hiện là một trong những yếu tố quan trọng mà khách hàng quan tâm khi lựa chọn đơn vị thẩm định giá.

Cách tính chi phí thẩm định giá

Cách tính chi phí thẩm định giá thiết bị, chi phí thẩm định giá đất, nhà đất,... như sau:

Chi phí thẩm định giá = Tỷ lệ phí thẩm định giá x Giá trị tài sản thẩm định

Giá trị tài sản thẩm định là 100 triệu đồng, tỷ lệ phí thẩm định giá là 0,5%. Như vậy, chi phí thẩm định giá sẽ là: 0,5% x 100 triệu đồng = 5 triệu đồng

Chi phí thẩm định giá là khoản tiền mà khách hàng phải trả cho đơn vị thẩm định giá để thực hiện việc thẩm định giá tài sản.

Chi phí thẩm định giá được xác định theo quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch giữa các đơn vị thẩm định giá khác nhau.

Khách hàng nên cân nhắc lựa chọn đơn vị thẩm định giá uy tín với mức giá hợp lý để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Chi phí thẩm định giá trị doanh nghiệp 2024

Chi phí thẩm định giá doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa là khoản tiền mà doanh nghiệp cổ phần hóa phải trả cho đơn vị thẩm định giá để xác định giá trị doanh nghiệp.

Ước tính chi phí thẩm định giá doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa chiếm khoảng 30 - 40% chi phí cổ phần hóa. Do đó, chi phí thẩm định giá doanh nghiệp là một khoản chi phí quan trọng cần được cân nhắc khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương thức bảo lãnh phát hành và dẫn đến chi phí cổ phần hóa vượt quá giới hạn được quy định, Ban chỉ đạo cổ phần hóa sẽ thông báo lại cơ quan quyết định cổ phần hóa để xem xét và phê duyệt trong phương án cổ phần hóa. Như vậy, hiện nay chi phí dịch vụ thẩm định giá được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định.

⋙ Liên hệ ngay để nhận báo giá thẩm định giá mới nhất 2024

Định mức chi phí khảo sát, chi phí thiết kế

Theo hồ sơ đã được chủ đầu tư phê duyệt thì chi phí thiết kế được tính theo tỷ lệ % của lập báo cáo kinh tế kỹ thuật (ở đây là 2,8% đối với công trình giao thông) vì các dự án này chỉ thiết kế 1 lần. Sau khi nhân với chi phí xây lắp chi phí thiết kế <10 triệu. Theo QĐ 957/QĐ-BXD thì chi phí thiết kế được tính là 10 triệu. Nhưng hiện tại, cơ quan quyết toán lại tính chi phí thiết kế theo định mức chi phí thiết kế BVTC của công trình giao thông có yêu cầu thiết kế 2 bước. Nếu tính theo cách tính này mà chi phí thiết kế <10 triệu thì có được lấy 10 triệu không vì theo QĐ 957/QĐ-BXD không có đề cập vấn đề này.

Đối với các công trình chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế bản vẽ thi công chỉ là một phần trong chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Việc xác định tỷ trọng chi phí để thực hiện phần thuyết minh và thiết kế bản vẽ thi công trong chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật do các bên thỏa thuận. Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của nhà nước có liên quan.

Việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng.

Xác định chi phí lập, thẩm định, đánh giá hồ sơ đấu thầu 2024| TT12/2021/TT-BXD và NĐ24/2024/NĐ-CP

1. Xác định chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo TT12/2021/TT-BXD (Áp dụng trường hợp thuê tư vấn đấu thầu)

1.1. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu tư vấn xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng 2.18 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí tư vấn (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán gói thầu tư vấn.

1.2. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu thi công xây dựng xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng 2.19 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí xây dựng (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán gói thầu thi công xây dựng.

1.3. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng 2.20 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí mua sắm vật tư, thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị.

1.4. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu tư vấn, gói thầu thi công xây dựng và gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình đối với các dự án, công trình có dự kiến triển khai thực hiện theo các gói thầu khác nhau (trong trường hợp chưa có kế hoạch lựa chọn nhà thầu) xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng 2.18, bảng 2.19 và bảng 2.20 kèm theo Thông tư này) tương ứng với quy mô chi phí tư vấn, chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị của từng gói thầu dự kiến phân chia.

1.5. Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, đánh giá hồ sơ quan tâm hoặc chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển xác định bằng 30% chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu của gói thầu thi công xây dựng, gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và gói thầu tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Thông tư này.

1.6. Chi phí lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất xác định bằng 60% chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu của gói thầu thi công xây dựng, gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và gói thầu tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Thông tư này.

1.7. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu hỗn hợp xác định bằng dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.

Bảng 2.18: Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn

Chi phí tư vấn (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu tư vấn (tỷ đồng)

Một số quy định khi áp dụng định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn: Chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn tính theo định mức ban hành tại bảng 2.18 kèm theo Thông tư này phân chia như sau:

Bảng 2.19: Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng

Chi phí xây dựng (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu thi công xây dựng (tỷ đồng)

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một số quy định khi áp dụng định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng: Chi phí lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng tính theo định mức ban hành tại bảng 2.19 kèm theo Thông tư này phân chia như sau:

Bảng 2.20: Định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, thiết bị

Chi phí vật tư, thiết bị (chưa có thuế GTGT) trong dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị (tỷ đồng)

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

Một số quy định khi áp dụng định mức chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, thiết bị: Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm vật tư, thiết bị tính theo định mức ban hành tại bảng 2.20 kèm theo Thông tư này phân chia như sau:

2. Xác định chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo NĐ24/NĐ-CP (Áp dụng trường hợp chủ đầu tư tự tổ chức đấu thầu)

2.1. Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,5% chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng.

2.2. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ:

a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

c) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng;

d) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

2.4. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

2.5. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm của cùng chủ đầu tư hoặc các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa bằng 50% mức chi phí quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp phải tổ chức đấu thầu lại một phần của gói thầu (đối với gói thầu chia phần) thì chi phí được tính tối đa bằng 50% mức chi phí theo giá trị ước tính của phần tổ chức đấu thầu lại.

Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu. Trường hợp đấu thầu quốc tế, chi phí dịch tài liệu được tính phù hợp với giá thị trường, bảo đảm hiệu quả của gói thầu.

2.6. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị như sau:

a) Giá dự thầu dưới 50.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,03% nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng;

b) Giá dự thầu từ 50.000.000.000 đồng đến dưới 100.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,025% nhưng tối thiểu là 15.000.000 đồng;

c) Giá dự thầu từ 100.000.000.000 đồng đến dưới 200.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,02% nhưng tối thiểu là 25.000.000 đồng;

d) Giá dự thầu từ 200.000.000.000 đồng trở lên, tỷ lệ 0,015% nhưng tối thiểu là 40.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.

2.7. Hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị:

a) Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng chi phí giải quyết kiến nghị mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp;

b) Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng, nhà thầu không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị.

2.9. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, Hội đồng tư vấn khoán chi cho các thành viên Hội đồng tư vấn, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn và các chi phí khác để thực hiện việc tư vấn giải quyết kiến nghị.

Trường hợp trong quá trình kiến nghị, nhà thầu rút đơn kiến nghị thì chỉ được nhận lại 50% chi phí đã nộp trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng tư vấn hoặc đã thành lập Hội đồng tư vấn nhưng chưa tổ chức họp hội đồng; trường hợp Hội đồng tư vấn đã tổ chức họp hội đồng thì nhà thầu không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị. Đối với số tiền còn lại sau khi hoàn trả cho nhà thầu và chi theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu rút đơn kiến nghị.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, hãy xem lại video hướng dẫn chi tiết của Th.S Mai Bá Nhẫn hoặc tham khảo các thông tư liên quan để có sự hiểu biết đầy đủ và chính xác.