Tham dự hội thảo còn có 49 đại biểu là lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là sự kiện dành cho các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ và quản lý công trong lĩnh vực du lịch.
Phương pháp học tập cá nhân hoá
Phương pháp học tập cá nhân hóa hướng đến sự khác biệt về năng lực, trình độ và sở thích của mỗi học sinh. Tính cá nhân hóa thể hiện ở tốc độ tiếp thu kiến thức và khả năng lĩnh hội tri thức của mỗi học sinh. Theo đó, giáo viên phải thiết kế giáo án dạy học dựa trên sự riêng biệt này. Bên cạnh đó, việc đánh giá cũng cần cá nhân hóa để đảm bảo tính khách quan và chính xác với từng em. Khi được nhìn nhận đúng khả năng, học sinh sẽ học tập một cách có trách nhiệm và chủ động hơn.
Đặc điểm của phương pháp dạy học phát triển năng lực
Đặc điểm nổi bật của dạy học theo định hướng phát triển năng lực được thể hiện ở nhiều yếu tố:
Ý nghĩa của việc dạy học phát triển năng lực
Ngoài việc mang lại hiệu quả dạy và học về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ, việc dạy học phát triển năng lực còn có nhiều ý nghĩa quan trọng tác động đến quá trình phát triển của học sinh như sau:
Phát triển năng lực học tập toàn diện cùng Vinschool
Với vị thế là hệ thống trường phổ thông tư thục lớn nhất Việt Nam hiện nay, Vinschool luôn nỗ lực từng ngày để giúp học sinh chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho tương lai. Tại đây các chương trình và phương pháp dạy học luôn được cập nhật, đổi mới thường xuyên.
Cụ thể, cách Vinschool ứng dụng và khắc phục các khó khăn của phương pháp dạy học phát triển năng lực như sau:
Cơ sở vật chất là ưu điểm vượt trội của Vinschool nhờ nhận được sự đầu tư bài bản từ Tập đoàn Vingroup. Hệ thống phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng đầu tư các phòng học đa chức năng. Các phòng học được trang bị đầy đủ điều hòa, máy chiếu, bảng từ, bảng nỉ, bảng tương tác thông minh Smart Board. Tường, cửa cách âm cùng hệ thống trần tiêu âm tạo ra không gian tách biệt yên tĩnh cho giờ học.
Bên cạnh đó, các cơ sở Vinschool được trang bị đầy đủ thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy và học tập hiện đại và đa dạng. Cơ sở vật chất tại các phòng học chuyên dụng như: Phòng Mỹ thuật, Âm nhạc, Công nghệ thông tin, Không gian sáng tạo, Trung tâm Thực nghiệm Sáng tạo… đều đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế với đầy đủ dụng cụ cho học sinh học tập. Trường cũng có khu vực ngoài trời như sân bóng, nhà đa năng, bể bơi bốn mùa phục vụ các hoạt động thể chất hàng ngày của học sinh.
Như vậy, bài viết trên đây của Vinschool đã tổng hợp chi tiết các thông tin chung về phương pháp dạy học phát triển năng lực. Mong rằng Vinschool đã cung cấp cho phụ huynh, học sinh và những người có sự quan tâm đến giáo dục các thông tin hữu ích về phương pháp dạy học này.
Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học tại Vinschool vui lòng truy cập vào Website hoặc bấm số 18006511. Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY.
Phấn đấu thông tuyến đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh năm 2025
Từ ngày 9 - 11/12, HĐND tỉnh Cao Bằng khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 26 thông qua mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và 29 nghị quyết thuộc các lĩnh vực. Tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cao Bằng Hoàng Thị Mỹ Hảo đã trả lời cử tri về những khó khăn, bất cập trong triển khai chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn... Thời gian tới, địa phương quyết tâm vận động thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng nhiều hình thức, phương thức đa dạng; tập trung kiểm tra tính chính xác về đối tượng hỗ trợ, tiến độ triển khai… Trả lời cử tri về việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường còn xảy ra trễ hạn, quá hạn cao, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng Chu Đức Quang cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do năng lực, trách nhiệm thực thi công vụ của công chức, viên chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính chưa cao, chưa quyết tâm khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ... Để khắc phục, Sở tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm các hồ sơ quá hạn; nâng cao trách nhiệm, ý thức công vụ và phòng, chống tiêu cực trong giải quyết thủ tục hành chính… Giải trình và tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải “tăng tốc, bứt phá”, có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm, hành động quyết liệt thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả các chỉ tiêu với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”. Năm 2025, tỉnh phấn đấu hoàn thành thông tuyến đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng); tập trung nguồn lực phát triển kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh hợp tác phát triển ngành nghề qua biên giới. Đồng thời, đẩy mạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương; chuyển đổi số hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số... Cao Bằng đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8%; GRDP bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 4%...
Tại Kỳ họp, HĐND tỉnh Cao Bằng đã thực hiện quy trình miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Ngọc Sơn (nguyên Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông); ông Nguyễn Thái Hà (nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) do nghỉ hưu theo chế độ. Đồng thời thực hiện quy trình bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nông Quốc Hùng (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); bà Nông Thị Thanh Huyền (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông).
Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư công trọng điểm
Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương nghiêm túc, ngày 11/12, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã kết thúc. HĐND tỉnh thông qua 38 nghị quyết thường lệ và chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội. Kỳ họp đã dành nhiều thời gian chất vấn và trả lời chất vấn, làm rõ nhiều vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị như: Tình trạng khai khai thác khoáng sản trái phép; 35 mỏ cát tại sông Hồng, sông Đà sử dụng phương tiện khai thác sai so với công suất thiết kế hàng chục lần trong thời gian dài không được xử lý; còn 46 cơ sở nhà đất, với tổng diện tích trên 50 ha, thuộc phạm vi sắp xếp, xử lý vẫn đang bị bỏ không, gây lãng phí đất đai; tình trạng ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, khu, cụm công nghiệp; tình trạng học thêm, dạy thêm diễn ra tràn lan khó kiểm soát… Giám đốc các sở, ngành đã nêu lộ trình tiếp tục triển khai, xem xét, nghiên cứu, xử lý những vấn đề được đề cập. Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ Bùi Minh Châu đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, kiểm tra xử lý những ý kiến, kiến nghị của đại biểu cũng như của cử tri. Ông Bùi Minh Châu cũng đề nghị thủ trưởng các sở, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xã được đại biểu HĐND tỉnh chất vấn chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp, thực hiện nghiêm túc cam kết trước HĐND và cử tri trong toàn tỉnh; đặc biệt, rà soát việc thực hiện lời hứa, kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến thực chất, căn cơ và lâu dài trong từng lĩnh vực được chất vấn. Tại kỳ họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang đã báo cáo và làm rõ kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Theo đó, tỉnh tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn khâu đột phá về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phấn đấu bàn giao khoảng 600 ha mặt bằng sạch cho các dự án đầu tư, trong đó có 2 dự án quốc gia là: đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư công trọng điểm còn lại giai đoạn 2021 - 2025; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để triển khai bảo đảm tiến độ dự án Cầu Phong Châu mới (dự kiến khởi công ngày 22/12/2024), phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Phú Thọ tiếp tục đẩy mạnh thu hút các dự án công nghiệp mới; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về du lịch, dịch vụ; thu hút đầu tư phát triển dịch vụ logistics, vận tải, kho bãi gắn với quy hoạch đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; điều chỉnh Quy hoạch khu di tích lịch sử Đền Hùng, gắn với Quy hoạch chung và Đề án xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội... Năm 2024, kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng 9,53%, cao nhất từ năm 2011 đến nay, nằm trong nhóm 10/63 địa phương có tốc độ tăng cao của cả nước, đứng thứ 3/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc; quy mô kinh tế đạt trên 109,2 nghìn tỷ đồng; sản xuất công nghiệp tăng 16,4%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 30,25 tỷ USD; thu ngân sách nhà nước ước đạt 8.492,6 tỷ đồng… Đà Nẵng tập trung tinh gọn bộ máy và cắt giảm thủ tục hành chính
Ngày 11/12, HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức Khai mạc kỳ họp thứ 21 HĐND khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, đại biểu HĐND thành phố cần tập trung thảo luận, phân tích thấu đáo, chỉ rõ nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hữu hiệu, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, nhằm phát huy mọi nguồn lực của thành phố, khắc phục những hạn chế, yếu kém, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2025. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị đại biểu HĐND thành phố tiếp thu các kiến nghị của cử tri như: Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế kéo dài, công tác giải tỏa, đền bù, đất tái định cư, tiến độ thi công các dự án còn kéo dài; tình trạng ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý nước thải…; có những quyết sách mạnh mẽ, phù hợp với thực tiễn, rút gọn thủ tục, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận chính sách; các cơ chế phải mang tính đột phá, vượt trội và mang tính hấp dẫn…
Với chủ đề năm 2025: “Năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy gắn với cắt giảm thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả tổ chức chính quyền đô thị và các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế”, Đà Nẵng thể hiện khát vọng và quyết tâm của thành phố trong cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội mà Trung ương đã ban hành, tạo tiền đề cho nhiệm kỳ 2025-2030. Năm 2024, GRDP của Đà Nẵng ước tăng 7,51%, xếp thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương; trong đó quý III/2024 tăng 9%; quý IV/2024 tăng 10,18%. Một số ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu tăng trưởng khá; lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tạo bứt phá, quý IV/2024 tăng 14,77% và cả năm tăng 7,69%. Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng Ngô Xuân Thắng cho hay, bên cạnh những kết quả tích cực nhưng vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt Nghị quyết đề ra; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục tụt hạng; đền bù, giải tỏa, bàn giao mặt bằng ở một số địa phương còn chậm. Một số công trình, dự án động lực, trọng điểm và giải ngân vốn đầu tư công chưa đảm bảo tiến độ, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội và tốc độ tăng trưởng của thành phố. Công tác quản lý trật tự đô thị còn một số bất cập; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số bệnh viện, cơ sở y tế vẫn xảy ra; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
Tại Kỳ họp này, HĐND thành phố thảo luận, bàn bạc, quyết định các vấn đề quan trọng của thành phố, xem xét, cho ý kiến 158 tài liệu để ban hành các quy định, chính sách, giải pháp trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo đời sống của người dân thành phố; thông qua các nghị quyết đối với 16 nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố để triển khai Nghị quyết số 136 của Quốc hội; cho ý kiến về dự toán thu, chi ngân sách và kế hoạch đầu tư công năm 2025; một số chính sách an sinh xã hội quan trọng...